• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Đừng nghĩ đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng!”

Nguồn tin: TTCN, 23/10/2005
Ngày cập nhật: 24/10/2005

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa của VN. Ngoài lúa, ĐBSCL còn thế mạnh gì nữa? “Nếu chúng ta can đảm nhìn thẳng vào thực tế thì sẽ thấy rằng ngoài thế mạnh về nông nghiệp và vị trí địa lý thì ĐBSCL không còn thế mạnh nào đáng kể! ”

Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, giám đốc Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) chi nhánh tại Cần Thơ, khẳng định với phóng viên TTCN như vậy khi đề cập đến những trở lực làm cho ĐBSCL phát triển ì ạch. Tiến sĩ Dũng giải thích:

- Nếu nói về vị trí địa lý thì đây là vùng quan trọng. Còn nếu về khối lượng GDP thì ĐBSCL đứng thứ ba trong cả nước, sau miền Đông và đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đã có sự thay đổi theo hướng giảm chứ không tăng.

Các tài liệu của Bộ Kế hoạch - đầu tư và chuyên gia công bố từ năm 1993 trở về trước thì ĐBSCL chiếm 23% GDP cả nước. Nhưng tới năm 1996 Cục Thống kê đánh giá chỉ còn 18,4%. Năm 2000 tiếp tục giảm còn khoảng 17,2%. Các đánh giá gần đây chỉ ở mức 15-16%. Như vậy, dù hiện nay ĐBSCL vẫn đứng ở vị trí thứ ba nhưng tỉ trọng đóng góp cho cả nước liên tục suy giảm.

* Theo ông, đâu là nguyên nhân làm cho kinh tế ĐBSCL ngày càng suy giảm như vậy?

- Tôi cho rằng trước đây nền kinh tế nước ta chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Vì thế ĐBSCL có phần đóng góp khá lớn. Hiện nay kinh tế đất nước đã chuyển sang hướng khác, tức tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. Trong khi đó tỉ trọng nông nghiệp của ĐBSCL vẫn còn cao, nên mức tăng trưởng thấp là tất yếu. Bên cạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm còn có nhiều nguyên nhân khác như:

Chính phủ đầu tư cho ĐBSCL thấp, chỉ khoảng 16% ngân sách. Một loạt cơ sở hạ tầng đường giao thông, bến cảng... mãi tới gần đây mới khởi động. Hội nghị về giáo dục ĐBSCL mới đây đã nhắc lại hội nghị giáo dục năm 1999. Hồi đó người ta quyết định là phải chi 22% ngân sách đầu tư cho giáo dục, nhưng năm năm sau ngồi kiểm tra lại thì thấy chỉ mới chi có... 19%. Và điều tra năm 1999 đã báo động học vấn của ĐBSCL rất thấp. Trình độ tiểu học khoảng 52%, nhưng trình độ bậc THCS và THPT lại thấp hơn các vùng khác.

Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan vẫn là cách nhận thức về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương. Các bộ máy chính quyền tỉnh vẫn còn quen với kinh tế nông nghiệp, dựa vào nông nghiệp là chính. Lâu nay chúng ta vẫn dựa vào bộ máy nhân sự, bộ máy nghiên cứu loay hoay với nông nghiệp, nên cuối cùng nói gì thì nói cũng vẫn đẩy nông nghiệp lên làm trục chính trong phát triển kinh tế. Mặc dù các nghị quyết, kế hoạch đều nói phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhưng thực tế tôi thấy chưa làm được bao nhiêu cả.

* Nói đến ĐBSCL ai cũng nghĩ đây là vùng đất đầy tiềm năng. Cụ thể đó là cái gì, thưa ông?

- Không. Nghĩ như vậy hoài thì nguy hiểm lắm. Chúng ta chẳng có tiềm năng gì đáng kể cả! Tiềm năng lớn nhất là nông nghiệp, thủy sản thì đang bị vắt kiệt rồi. Tôi lấy ví dụ: ở vùng biển ta đầu tư nuôi trồng thủy sản đã làm mất đi rất nhiều rừng ngập mặn. Đây có phải là cái tốt cho tương lai sau này đâu.

Hay hệ thống kênh nội đồng chằng chịt ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên được bỏ ra rất nhiều tiền để đầu tư, nhưng việc sản xuất lúa tới ba vụ/năm làm đất ngày càng cằn cỗi. Tới mùa khô nước trong các tuyến kênh này rút cạn, lại bị nhiễm bẩn phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nên không sử dụng được.

Đây cũng là vấn nạn mới của ĐBSCL. Liên hệ tới trình độ học vấn, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ lao động... tôi cho rằng ĐBSCL nghèo tài nguyên, nghèo tiềm năng chứ làm gì có chuyện giàu tiềm năng. Rất mừng là gần đây một số tỉnh như Bến Tre, Đồng Tháp... đã nhìn thấy được điều này và đang làm cuộc “chiến đấu” thoát nghèo.

* Ông nhắc tới Bến Tre như là một “hiện tượng” của ĐBSCL. Vậy yếu tố nào làm cho Bến Tre phát triển khá nhanh như vậy, thưa ông?

- Đó là tầm nhìn của lãnh đạo tỉnh. Họ rất năng động và đưa ra được những chính sách thu hút đầu tư phù hợp, hấp dẫn. Tôi cho rằng các vị này rất hay khi xác định và tạo điều kiện phát huy tối đa nguồn “nội lực”. Chính nội lực đó mới là yếu tố quyết định. Anh muốn thu hút đầu tư bên ngoài thì phải chứng minh là bên trong làm ăn được. Tôi ở bên ngoài trước khi vào đầu tư cũng phải hỏi anh ở bên trong làm ăn thế nào, có dễ dàng không, có ai làm khó dễ gì không chứ.

Và một người bên ngoài đã vào sẽ kéo thêm nhiều người khác nữa. Khi có cầu Rạch Miễu thì Bến Tre sẽ vươn ra bên ngoài nhanh hơn nữa. Do việc đi lại khó khăn nên người ta ít biết đến Bến Tre. Mới đây khi công bố các chỉ số về năng lực cạnh tranh, người ta mới giật mình khi biết Bến Tre đứng ở tốp đầu. Bến Tre không thể có được điều đó nếu không có những cán bộ lãnh đạo biết nhìn xa trông rộng.

* Rất nhiều nghị quyết, báo cáo của các tỉnh ĐBSCL cho rằng địa phương mình có tiềm năng này, tiềm năng kia và rằng phải phát huy hết tiềm năng sẵn có, trong khi ông lại bảo ĐBSCL không có nhiều tiềm năng...

- Đúng là trong thực tế có chuyện này. Nhưng các nhà đầu tư không bao giờ đánh giá cao các tiềm năng trong báo cáo đó. Nói hoài nói mãi tiềm năng của tỉnh tôi là nền nông nghiệp phát triển, sản lượng lúa, cây ăn quả hàng triệu tấn/năm thì chắc chắn không để lại bất cứ ấn tượng nào cho nhà đầu tư.

Nhà đầu tư chỉ quan tâm khía cạnh vào tỉnh anh thủ tục có dễ dàng không, trật tự an ninh như thế nào, “không khí” xung quanh có dễ chịu đối với họ không, lãnh đạo tỉnh và các cơ quan chức năng có nhiệt tình hỗ trợ họ làm ăn hay không, nguồn nhân lực có đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của họ không, các dịch vụ liên quan phục vụ được gì cho quá trình làm ăn của họ tại địa phương.

Tức là họ chỉ đánh giá cao năng lực hoạch định chính sách, tính minh bạch ở địa phương. Nếu anh có những cái đó thì mới gọi là tiềm năng, là thế mạnh có thể phát huy để làm giàu. Còn diện tích lúa nhiều, vườn cây ăn trái bao la có thể giàu được không? Nếu giàu thì tại sao ĐBSCL cứ nghèo hoài vậy, tại sao bây giờ tỉnh nào cũng bảo “chúng tôi đang chuyển dịch cơ cấu, tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp”?

* Chẳng lẽ ĐBSCL không có tiềm năng nào đáng quan tâm nữa sao?

- Tôi thừa nhận ĐBSCL có tiềm năng về vị trí địa lý. Một phía tiếp giáp với TP.HCM và miền Đông - trung tâm công nghiệp của cả nước. Còn một phía giáp biển - là điều kiện tốt phát triển ra các nước trong khu vực bằng đường biển. Các quốc gia lớn đặc biệt xem trọng chiến lược biển. Do đó, tôi cho rằng vị trí địa lý là một tiềm năng cần khai thác triệt để trong chiến lược phát triển kinh tế của vùng.

* Tiềm năng này có chia đều cho 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL?

- Nên xem ĐBSCL như một cấu trúc tương đồng. Chẳng hạn các tỉnh ven biển của Trung Quốc như Triết Giang, Giang Tô, Phúc Kiến, Sơn Đông có tới 50-60 triệu dân, nên huy động được sức mạnh tổng hợp rất đáng kể để làm ăn với bên ngoài. Còn cả ĐBSCL chỉ có 18 triệu dân. Dù phân chia địa giới hành chính như vậy nhưng nên xem nó là một vùng tương đối đồng nhất để hoạch định chiến lược phát triển chung, bởi vì cấu trúc văn hóa, trình độ văn hóa các tỉnh khá giống nhau.

* Liệu các tỉnh có chịu ngồi lại với nhau làm ăn kiểu hợp tác như vậy không, thưa ông?

- Các tỉnh tự đề ra chiến lược phát triển cho mình, cạnh tranh thu hút đầu tư như hiện nay cũng tốt. Nhưng theo tôi, nếu xé lẻ ra thì khó phát triển lắm. Thực tế có chuyện khi làm dự án thì các tỉnh thường bị bó bởi địa giới hành chính của mình, không dám làm ở tầm rộng hơn. Theo tôi, các tỉnh nên có sự phối hợp hành động để có những dự án đủ lớn, đủ tầm để cạnh tranh quốc tế. Điều này nói thì dễ nhưng thực hiện không dễ.

Dù sao đi nữa nếu suy nghĩ kiểu này không thay đổi thì cũng có nghĩa là chúng ta tự trói mình. Cũng may là gần đây tôi thấy bắt đầu xuất hiện xu hướng muốn liên kết với nhau giữa các tỉnh ĐBSCL. Tôi tin là tới đây các tỉnh sẽ ngồi lại với nhau để hoạch định chiến lược phát triển qui mô hơn, rộng hơn.

* ĐBSCL có không ít người tài, nhưng hầu như họ không thích trở về phục vụ địa phương mình hoặc muốn ra đi. Đó có phải là lý do ĐBSCL cứ nghèo mãi?

- Tôi đồng ý với anh về nhận định này. Trước đây và bây giờ cũng vậy, ĐBSCL có lắm nhân tài chứ không phải hiếm đâu. Vì sao họ không muốn trở về hoặc luôn có ý định ra đi? Tôi cho rằng nó liên quan đến cấu trúc ngành nghề ở ĐBSCL. Rõ ràng những người ra đi là họ đến những thành phố lớn, nơi có những hoạt động về trí tuệ, công nghệ, công nghiệp, dịch vụ. Và những cơ cấu như vậy không có ở ĐBSCL. Ngay cả thành phố Cần Thơ bây giờ cũng chưa có thì làm sao lôi kéo họ trở về.

* Cũng có không ít trường hợp không về hoặc phải ra đi bởi vì ở địa phương không có “chỗ” cho mình?

- Cái đó có, ở đâu cũng có. Và đây cũng là điều rất khó nói, khó giải quyết nhất hiện nay.

* Ông đã từng nói rằng việc hoạch định chiến lược phát triển của nhiều địa phương còn mang tính chất chủ quan của vài cá nhân chứ chưa huy động được sáng kiến hay của những người am hiểu?

- Đúng vậy. Tôi thấy rằng dường như hiện nay ĐBSCL chưa huy động được nhân tài, người am hiểu trên các lĩnh vực chuyên môn tham gia việc hoạch định chính sách của địa phương. Việc xây dựng các chính sách, kế hoạch còn mang tính hình thức nhiều quá. Tức là văn bản thể hiện các nghị quyết, chủ trương rồi đem ra đóng góp lấy ý kiến. Nhưng người ta băn khoăn không biết ý kiến của mình có được người khác tổng hợp thật sự hay không. Và liệu việc đóng góp tràn lan như vậy có hiệu quả bằng lấy ý kiến đóng góp tập trung của các chuyên gia. Thậm chí những người có tâm huyết thật sự cũng nghi ngờ không biết ý kiến của mình có được tiếp thu hay không!

Theo tôi, các địa phương phải để cho những người tài, người trẻ, năng động can dự vào việc hoạch định chính sách phát triển của địa phương. Đừng nghĩ mình có thẩm quyền, giữ trọng trách to tức là ý kiến của mình là... số một! Liên quan đến chuyện này, tôi vẫn thường nghe lãnh đạo các địa phương nói đại ý: “Chúng tôi làm lần này dân chủ hơn các lần trước”. Nói như thế chắc anh hiểu các địa phương đã và đang hoạch định chính sách như thế nào rồi.

* Tóm lại, theo ông, làm thế nào để kinh tế ĐBSCL không còn suy yếu?

- Tôi lo nhất là nguồn nhân lực. Đây là điểm yếu chí tử của ĐBSCL. Phải tập trung đầu tư cho giáo dục. Nền tảng giáo dục, trình độ nguồn nhân lực được nâng cao hơn sẽ là điều kiện cần để thúc đẩy kinh tế khu vực này phát triển nhanh hơn. Bên cạnh đó việc ban bố các chính sách phải phù hợp, tạo điều kiện để khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực. Bên cạnh đó cũng phải đặc biệt chú ý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tới tận nông thôn; tập trung huấn luyện lớp thợ có tay nghề cao; có những chính sách tốt, minh bạch, tạo điều kiện cho tư nhân bước ra làm ăn. Cũng cần lưu ý việc cải tổ xóa bỏ bộ máy cơ quan hành chính quan liêu.

VÂN TRƯỜNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang