• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cẩn trọng với cơn sốt “cây vàng” ca cao

Nguồn tin: Lao Động, 02/02/2010
Ngày cập nhật: 3/2/2010

Nhà vườn Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, ĐBSCL đang háo hức gọi ca cao là “cây vàng” bởi thông tin: Giá ca cao gấp 3 lần giá cà phê; nhu cầu lớn nhưng năng lực sản xuất chỉ đáp ứng 1/10; nhà vườn ĐBSCL nhiều năm liền ăn tết to vì chỉ trồng xen với cây dừa, nhưng cũng “kiếm thêm” 30 - 40 triệu đồng/năm...

Hiện đang là mùa thu hoạch ca cao. Thường cứ vào mùa thu hoạch rộ tất giá giảm, nhưng giá cacao lại đi ngược quy luật này. Tại Đồng Nai, giá ca cao lên gần 60.000 đồng/kg - tăng gấp đôi so với năm 2009 và cao gần gấp 3 so với giá cà phê.

Theo Sở NN - PTNT Đồng Nai, chỉ 3 năm trở lại đây, Đồng Nai đã có hơn 600ha ca cao và dự kiến một - hai năm tới có thể tăng gấp đôi. Sự tự phát nhanh chóng cũng bởi giá ca cao tiếp tục giữ ở mức cao trong nhiều năm qua và dự báo sẽ còn giữ nhiều năm nữa, bởi sản xuất hiện chỉ đáp ứng 1/10.

Đơn vị thu mua ca cao hiện không chỉ độc quyền Cty Cargill (Đồng Nai) nữa, mà nhiều DN khác ở TPHCM cũng nhảy vào. Cũng bởi sự hấp dẫn trên, nên “hàng xóm” của Đồng Nai là BRVT hiện cũng phát triển trên 500ha.

Đặc biệt ở ĐBSCL, diện tích ca cao phát triển đầy “phấn khích”. Tổng diện tích cacao cả nước hơn 12.000 ha thì Bến Tre chiếm 1/3 (4.000ha), Tiền Giang chiếm hơn 1/10 (hơn 1.500ha). Cây ca cao còn vươn ra Tây Nguyên, cạnh tranh với cây chủ lực cà phê, tiêu...

Ông Nguyễn Hoàng Hạnh - Phó GĐ Sở KHCN Tiền Giang, lạc quan nói: “Ca cao là thời cơ vàng của VN. Vì vốn đầu tư ban đầu 11 triệu đồng/ha (600 cây), trồng xen, không tăng thêm đất mà công chăm sóc ít, chi phí vật tư thấp, khi đến năm thứ năm có trái sai, có thể thu nhập 30 - 40 triệu đồng/ha, trong khi 20 năm nữa, thế giới vẫn thiếu nguồn cung!”.

Tuy nhiên, tiến sĩ Nguyễn Minh Châu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam - dẫn tài liệu nghiên cứu của ĐH La Trobe (Úc) và nghiên cứu của TS Đặng Vũ Thị Thanh (Viện BVTV) cho hay, nếu trồng ca cao xen dừa (đang phổ biến ở ĐBSCL) hoặc xen sầu riêng (ở Đông Nam Bộ) cần hết sức cẩn trọng. Bởi 2 cây này có chung bệnh xì mủ (nấm Phytophthora palmivora) và bệnh vàng lá (citrophthora) tấn công cây ca cao. Nếu trồng đại trà, không kiểm soát có thể gây ra bệnh dịch lớn cho cả hai.

Ông Nguyễn Hoàng Hạnh cũng nói, phát triển ca cao tốt nhất ở ĐBSCL bởi phù hợp với nhiệt độ nền (280C) và độ ẩm (80%) nên công chăm sóc ít, chi phí vật tư thấp nhưng cho năng suất cao. Còn ở Tây Nguyên, nơi nền nhiệt độ cao, chi phí xăng dầu bơm tưới sẽ làm giảm đáng kể lợi nhuận và dễ dẫn tới cảnh dân “luẩn quẩn” trong vòng chặt - trồng.

Một thực tế khác, nhiều cây trồng trước đây được dự báo cung không đủ cầu mà chưa thấy ai chịu trách nhiệm việc dự báo sai, khiến dân đổ tiền của đi trồng. Điển hình, cách đây 2 năm, khi giá củ mì tăng lên 1.500 đồng/kg, có nhiều nông dân đã ồ ạt chuyển sang trồng mì để rồi ứ hàng, rớt giá khiến nhiều hộ trắng tay. Vì vậy, sự tỉnh táo của chính quyền lúc này rất quan trọng.

Ngô Sơn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang