• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chuyện "Hai lúa" chế tạo máy

Nguồn tin: BBĐ, 13/10/2005
Ngày cập nhật: 17/10/2005

Tại cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc lần thứ nhất do Hội Nông dân Việt Nam cùng Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức (10-2005) Ban giám khảo đã trao giải Nhì cho sản phẩm máy bóc vỏ đậu phụng và giải Khuyến khích cho máy cắt lúa cải tiến cho ông Đào Kim Tường, ở thôn Phước Thọ, xã Mỹ Hòa (Phù Mỹ) và ông Nguyễn Kim Chính, ở thôn Đại Ân, xã Cát Nhơn (Phù Cát).

Trước đây, vợ chồng anh Tường vừa làm ruộng vừa buôn bán đậu phụng. Việc bóc vỏ đậu phụng bằng tay mất khá nhiều thời gian và công sức. Anh Tường đã thử bỏ đậu phụng lên tấm phên đan bằng tre, rồi dùng vật nặng đẩy qua, đẩy lại cho bể vỏ đậu. Cách làm này hiệu quả hơn bóc vỏ bằng tay, nhưng hạt đậu bị trầy xước và bể nhiều.

Sau đó, anh chuyển qua làm nghề khác, nhưng hình ảnh vợ chồng thức khuya, dậy sớm bóc vỏ đậu phụng cứ ám ảnh anh mãi. Năm 1990, từ chiếc máy sơ chế bột mì của gia đình, anh đã mày mò nghiên cứu và độ chế thành máy bóc vỏ đậu bằng tay quay, sau đó lại cải tiến thành sử dụng bằng chân, giống như máy tuốt lúa thủ công. Thời gian sau, anh lắp đặt mô tơ, cho máy chạy bằng điện.

Tuy vậy, hiệu suất của máy không cao, hạt đậu vẫn bị trầy xước nhiều. Không nản chí, anh tiếp tục tìm tòi nghiên cứu, cho máy chạy bằng động cơ diezen, chế tạo thêm các bộ phận phun vỏ, buồng gió, sàng phân loại hạt...

Năm 2003, chiếc máy bóc vỏ đậu phụng của anh Tường đã được hoàn thiện. Máy có thể bóc được từ 1-1,2 tấn đậu phộng/giờ, chất lượng hạt đậu tốt hơn nhiều.

Anh Nguyễn Kim Chính cũng là nông dân chính hiệu. Gia đình anh đã "tậu" một chiếc máy cắt lúa hiệu Futu 1, vừa phục vụ cho gia đình, vừa cắt lúa thuê cho bà con nông dân trong xã. Nhận thấy máy cắt lúa Futu 1 chỉ có thể vận hành được ở những đám ruộng khô ráo, gặp phải ruộng bùn, lúa ướt, ngã thì bó tay. Động cơ của máy bố trí phía dưới tay lái, nên rất khó vận hành, cắt được vài đám ruộng là tay chân rã rời. Hơn nữa, động cơ của máy rất nhanh nóng, không thể hoạt động liên tục trong ngày, nên anh đã tìm cách cải tiến máy.

Sau nhiều lần thất bại, công sức của anh đã được đền bù, tính năng hoạt động của chiếc máy cắt lúa đã tốt hơn trước nhiều. Dựa trên nguyên lý hoạt động của máy Futu 1, anh lắp đặt thêm hệ thống rút nhau lúa và hệ thống dựng lúa, cải tiến bộ phận cắt, bộ phận bánh lồng, lắp thêm bánh phụ và hệ thống phát điện, đèn chiếu sáng, thay đổi vị trí động cơ chính của máy, cải tiến hệ thống truyền động và lắp đặt hệ thống chống bùn đất.

Sau khi được cải tiến, chiếc máy cắt lúa Futu của anh Chính có thể hoạt động được ở trên chân ruộng bùn, lầy, kể cả vào ban đêm, cắt được lúa ngã 300. Máy có thể cắt được 6 sào lúa/giờ, nhanh hơn máy chưa được cải tiến 2 sào/giờ, mà lại tiết kiệm được nhiên liệu...

T.S

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang