• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cà Mau: Mô hình lúa – tôm thử thách đang trở lại

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 18/01/2010
Ngày cập nhật: 19/1/2010

Những ngày này TP Cà Mau đang vào vụ thu hoạch rộ các trà lúa - tôm. Những nơi trúng mùa thì tươi rói nụ cười, còn nơi không thu hoạch được thì buồn thiu. Cái cảnh lúa cấy xuống rồi chết, chết rồi lại cấy... luẩn quẩn với các nhà nông cần cù miệt Hòa Tân, Hòa Thành, Định Bình.

Vụ mùa năm 2009, xã Hòa Tân xuống giống được 207,96 ha với 308 hộ dân tham gia. Đến thời điểm này xem như đã thiệt hại trắng.

Nguyên nhân được xác định là do “thiên không thời”. Từ khoảng tháng 9, thấy tình hình lúa không khả quan, người dân đã cho nước mặn vào để nuôi tôm.

Điệp khúc buồn…

Không riêng gì Hòa Tân mà xã Hòa Thành nằm bên cạnh cùng chung cảnh ngộ. Năm 2009, Hòa Thành cũng xuống giống được 105 ha. Đến thời điểm này cũng trắng đồng, không thu hoạch được hột lúa nào.

Anh Dương Chí Thiện, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Hòa Thành, cho biết: “Do đặc thù vùng đất này, đa số diện tích lúa, tôm nằm ven tuyến sông Gành Hào nên nhiều năm liền đất thường xuyên bị nhiễm nước mặn từ sông vào. Trong khi đó, hệ thống thủy lợi cũng chưa được khép kín hoàn toàn, các cống ngăn mặn, giữ ngọt hoạt động không đồng bộ”.

Chị Lâm Thị Ghép, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hòa Tân, người có “thâm niên” trong những vụ mùa lúa - tôm, cho biết: “Vụ lúa - tôm vừa rồi gia đình tôi quyết tâm lắm nhưng rồi cũng thất bại”.

Gia đình chị có 1,9 ha, bước vào vụ, gia đình chị ngăn bờ xuống giống 1 ha nhưng cũng không thu hoạch được. Nhìn đám lúa từ từ lụn bại, chị buồn bã: “Là một đảng viên, tôi quyết tâm phải thực hiện bằng được một vụ lúa trên đất nuôi tôm để làm gương cho chị em. Thế nhưng năm nay thời tiết không thuận lợi, mặc dù năm rồi gia đình tôi đã rất chủ động trong việc rửa mặn, phơi đầm nhưng vẫn không đạt”.

Thấy những nơi khác trúng lúa chị thèm thuồng lắm. Chị bảo: “Vụ tới tôi cũng sẽ tiếp tục làm. Rút kinh nghiệm, năm tới đây tôi sẽ chủ động rửa mặn sớm hơn và xuống giống sớm hơn. Thế nào rồi cũng có ngày thành công”.

Không như Hòa Tân và Hòa Thành, xã An Xuyên năm nay xuống giống 416 ha. Đến thời điểm này toàn xã xem như đã thu hoạch hết. Mặc dù sản lượng năm nay không bằng năm trước nhưng cũng đạt khoảng 2 - 2,5 tấn/ha.

Ông Lê Hữu Thế, cán bộ phụ trách nông nghiệp của xã An Xuyên, cho biết: “Vụ lúa - tôm vừa rồi, xã cũng có khoảng 20 hộ bị thiệt hại do rửa mặn chưa tốt, gặp nắng hạn nên thu được khoảng 6 - 7 giạ/công. Riêng có khoảng 10 hộ bị thất trắng không thu hoạch được”.

Theo ông Thế, nguyên nhân không chỉ vì thời tiết dẫn đến việc thiệt hại vụ lúa, tôm vừa rồi mà nguyên nhân còn do lịch thời vụ chưa “sát sườn” với thực tế sản xuất. Căn cứ dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn thì thời tiết năm 2009 có mưa nhiều. Trong khi đó, lượng mưa thực tế ít hơn dự báo, thậm chí mùa mưa kết thúc quá sớm khiến nông dân trở tay không kịp.

Đồng hành cùng con tôm, cây lúa

Anh Trần Văn Tửng ở ấp 3, xã An Xuyên, người nhiều năm liền thành công vụ lúa trên đất nuôi tôm. Năm nay anh tiếp tục trúng đậm vụ lúa - tôm, hiện đang thu hoạch, sản lượng bình quân khoảng 5 tấn/ha. Hỏi về kinh nghiệm sản xuất, anh cho biết, với anh để sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm đạt hiệu quả thì vấn đề nước và phân là quan trọng nhất.

Bằng kinh nghiệm của bản thân (chứ không phải căn cứ vào lịch thời vụ) anh biết được năm nay sẽ thiếu nước. Anh chủ động rửa mặn ngay từ đầu vụ, khi nước bắt đầu cạn anh tranh thủ cho phân nhiều vào để lúa có sức mà phát triển nhanh. Tuy nhiên, anh cũng thừa nhận rằng nhờ đất nhà anh có bờ bao tốt nên việc giữ nước không quá khó khăn.

Anh còn cho biết thêm: “Yếu tố môi trường trong nuôi tôm là cực kỳ quan trọng. Vì vậy trồng lúa trên đất nuôi tôm là cách làm cải tạo môi trường tốt nhất. Con tôm nuôi theo mô hình này hoàn toàn sạch bệnh, kể cả cây lúa cũng vậy, do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều nên chất lượng lúa cũng theo đó được nâng cao”.

Nằm cặp bên là miếng ruộng của anh Trần Văn Nhiều bị thất trắng do xuống giống trễ, bờ bao không bảo đảm giữ nước vào mùa khô.

Anh Nguyễn Lung Lăng, Phó trưởng Phòng NN&PTNT TP Cà Mau, cho biết: “Vụ mùa 2009 TP Cà Mau xuống giống 1.800 ha nhưng chỉ thu hoạch được 1.100 ha, còn lại bị thất trắng. Nguyên nhân là mùa mưa kết thúc sớm khi lúa đang giai đoạn trổ bị nhiễm mặn nên lép hạt. Để đề án lúa - tôm được thành công trong thời gian tới, Nhà nước cần có kế hoạch đầu tư khép kín thủy lợi vùng này”.

Như vậy, nông dân và cả chính quyền địa phương đều xác định được nguyên nhân do đất nhiễm mặn bởi nuôi tôm nhưng tìm cách khắc phục thì thiếu kinh phí và chưa có quy hoạch đồng bộ./.

Ngọc Huệ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang