• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thu lợi từ cây gió bầu

Nguồn tin: Hội Nông Dân, 13/01/2010
Ngày cập nhật: 15/1/2010

Hiện nay, Chính phủ đã cho phép xuất khẩu trầm theo con đường chính ngạch. Giá trị quan trọng nhất của cây gió bầu là khai thác trầm hương và kỳ nam được sinh ra từ cây gió bầu, cũng là nguồn dược liệu quý giá trong y học, công nghiệp. Được mệnh danh là cây xóa đói giảm nghèo, góp phần bảo vệ môi trường.

Cây gió bầu là cây công nghiệp thu lợi kinh tế rất cao. “Khi trồng gió bầu thì nghĩ ngay đến việc mua ô tô thôi!”. Đây là khẳng định của ông Lê Văn Phương đã có nhiều năm kinh nghiệm trồng cây gió bầu. Sau khi từ Tuy Hòa lên lập nghiệp tại vùng đất cao nguyên Vân Hòa (Sơn Hòa – Phú Yên) để canh tác nông sản sau mấy năm không đạt kết quả ông quyết định chuyển đổi một phần diện tích đất gần nhà đầu tư vào trồng 1.100 cây gió bầu. Sau 5 năm, vườn ông được thương lái ở Vạn Ninh – Khánh Hòa trả với giá 2 – 4 triệu đồng/cây.

Cây gió bầu là một loại cây lâm nghiệp nên việc trồng cũng thuận lợi, gió bầu thích nghi với nhiều loại đất núi, đỏ vàng, đất đỏ xám, đất feralit, thích hợp nhất là đất nâu vàng, đất thịt pha cát còn tinh chất rừng. Cây gió bầu có thể trồng xen với một số cây như sắn, bắp, tràm, cà phê, mít và một số cây ăn quả, lấy gỗ khác.

Cũng theo lời ông Phương trồng xen canh cây có thể lớn nhanh gấp 2 đến 3 lần so với trồng độc canh vì khi trồng xen các cây khác tạo được bóng mát làm cho độ ẩm của đất tăng lên, hạn chế và ngăn chặn được sâu bệnh. Trồng ở mật độ 4x4mét, (trong trường hợp trồng xen khoảng cách cây lớn hơn) kích thước hố trồng 40x40x40. Mùa quả chín lấy quả, tách hạt dâm trong đất ẩm, hoặc đất pha cát khi hạt mầm xuất hiện thì cấy vào bầu. Khi cây con lớn khoảng 4,5 tháng tuổi có thể đem ra trồng. Khoảng 3 tháng tiến hành bón phân NPK, hoặc phân chuồng liều lượng vừa phải phù hợp với lượng mưa ít nhiều để cây có thể hấp thu chất dinh dưỡng. Cây trồng trên 3 năm có thể ra hoa, mỗi quả thường cho một đến hai hạt. Cây trồng 5 - 6 năm có đường kính từ 10 cm trở lên người ta đục thành dãy thẳng hàng quanh thân cây với mật độ vừa phải và dùng hóa chất cho vào, hoặc khoan thành lỗ thủng trên cây và lấy hóa chất đặc biệt đổ vào lỗ khoan… Sau 1 - 3 năm tia trầm hương (tóc trầm) sẽ xuất hiện xung quanh, nếu không có điều kiện tạo ra trầm có thể bán gỗ cũng “kha khá” tiền hơn các loại cây khác. Một cây gió tuổi đời 6, 7 năm đã có thể “bỏ túi” với giá từ 8 - 10 triệu đồng/cây.

Trầm hương được hình thành từ nhựa cây (thường những cây già cõi u bướu, bị bệnh hoặc gãy bộ phận nào đó làm cho kiến ăn). Khi cây bị thương, tiết ra mủ để bao bọc vết thương và sau đó tạo thành trầm hương. Trầm hương tích tụ lâu ngày sẽ thành kỳ nam (giá trị lớn hơn rất nhiều so với trầm hương). Trầm hương là một loại thuốc quý được dùng để chữa trị như hen suyễn kinh niên, phù thủng, bí tiểu… Cũng theo nhiều người dân trồng gió bầu, khi gia đình họ bị trúng gió, đau bụng họ thường ra vườn bẻ một cành gió bầu nho nhỏ vào đốt lên ngửi cảm thấy khí huyết lưu thông, dễ chịu và hết bệnh ngay, hoặc mạng một ít gió bầu vào nhà đêm ngủ cảm thấy dễ chịu và ngủ không bao giờ nằm mơ (chiêm bao)…

Trầm hương và kỳ nam được chưng cất lấy tinh dầu phục vụ cho ngành công nghiệp hương liệu mỹ phẩm như pha chế nước hoa cao cấp và phấn sáp thơm lâu. Gỗ cây mềm, dai cũng được dùng để sản xuất giấy thơm cao cấp và chế biến hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp, ngoài ra việc đốt, xông trầm hương là một nghi thức không thể thiếu trong các nhà thờ, họ tộc, các ngày tết cổ truyền ở Việt Nam. Chính do có nhiều công dụng đặc biệt quan trọng như vậy nên giá cây gió bầu, trầm hương rất cao. Theo ông Trần Bình Định, Phụ trách Công ty TNHH Cây xanh, An Phú (Tuy Hòa) cho biết, hiện nay giá gỗ cây gió bầu (loại xô) khoảng 50.000 đồng/ký, trầm hương loại 1 có giá trên 45 triệu đồng/kg, riêng giá kỳ nam trên 100 triệu đồng 1kg. Tại Canađa giá lên đến trên 300 triệu đồng/kg, tinh dầu trên 1 tỉ đồng/lít. Tiêu thụ nhiều nhất là Singapore, Hồng Công, Trung Đông, châu Âu...

Hiện nay ở nước ta trồng cây gió bầu tập trung trồng nhiều nhất ở Quảng Trị, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đắ Lắk, Gia Lai, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang… Với khoảng 20.000 hécta và mỗi năm cả nước tăng thêm gần 2.000 héc ta. Riêng tại tỉnh Phú Yên, đến nay trồng được khoảng 500 héc ta. Vùng trồng tập trung chủ yếu ở Đồng Xuân, Sơn Hòa, Tây Hòa… nhiều hộ đã giàu lên từ cây gió bầu. Tỉnh cũng khuyến khích bà con nông dân tham gia trồng để xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Trần Văn Khuê

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang