• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Điệp khúc “cây - con”

Nguồn tin: Báo Quảng Ngãi, 13/01/2010
Ngày cập nhật: 14/1/2010

Kể từ khi có cụm từ “trồng cây gì, nuôi con gì”, chưa thấy ở đâu như trên dải đất miền Trung, trong đó có Quảng Ngãi, người nông dân đã phải toát mồ hôi hột khi đứng trước sự chọn lựa để tìm ra những loại cây trồng và vật nuôi sao cho hiệu quả nhất.

Ma trận “cây - con”

Trong một lần về thăm và làm việc với các tỉnh miền Trung, sau khi nghe lãnh đạo một tỉnh nọ báo cáo về thế mạnh của các loại giống cây trồng và vật nuôi của địa phương mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Mũi nhọn quá nhiều như vậy thì sẽ dễ thành gai mít các đồng chí à”. Cả hội trường vỡ òa, vừa tức cười trước câu nói hóm hỉnh của người đứng đầu Chính phủ nhưng cũng vừa “chảy nước mắt” cho những chính sách mang tính phong trào của tỉnh mình.

Từ nhiều năm qua, không ít địa phương ở miền Trung chủ trương thế này: Các tỉnh có cây gì, con gì thì tỉnh mình có cây đó, con đó. Đứng trước quá nhiều mô hình khuyến nông, khuyến ngư với đủ loại giống cây trồng, vật nuôi hết sức “ưu việt” nên người nông dân nhiều khi mờ mắt, không biết chọn cây cào, con nào để mang lại hiệu quả nhất.

Đặc thù của miền Trung là rất ít những cánh đồng “cò bay thẳng cánh” như Nam Bộ, mật độ dân số lại đông nên diện tích đất bình quân đầu người rất ít. Đã vậy, người nông dân lại còn đứng trước “các giống ưu việt” được khuyến cáo nhan nhản; thôi thì, hoặc là trồng theo cảm tính đầy may rủi, hoặc là trồng mỗi loại một ít.

Vì vậy, mảnh ruộng nhỏ nhoi của họ đã bị xé nát trước quá nhiều loại giống cây trồng. Những đồng vốn tích cóp ít ỏi cũng bị dát mỏng ra để đầu tư vào hàng loạt vật nuôi được cơ quan khuyến nông khuyến cáo. Nhiều “mũi nhọn” như thế đã hợp sức và biến thành một thứ vũ khí nguy hại, đâm thẳng vào người đã gieo trồng và chăn nuôi chúng. Hết bò lai sind đến heo F1, hết cao su đến cây điều cây tiêu, vừa dứt cây mía lại sang cây mì... Người nông dân như bị lạc vào ma trận của đủ loại cây - con, họ thấy cây nào, con nào cũng “có lý” để đầu tư.

Trả giá cho những nông nổi

Cho đến trước cơn bão số 9 hồi đầu tháng 10 năm ngoái, nông dân của nhiều vùng quê ở miền Trung có thể “rung đùi” trước một loại cây vừa mới vừa cũ nhưng mang lại cho họ nguồn lợi bất ngờ: cây cao su. Trồng 3 - 4 sào cao su, sau 7 - 8 năm, một gia đình nông dân đã có thể thu nhập thường xuyên mỗi ngày trên 200 ngàn từ mủ của nó. Số tiền này tuy không lớn nhưng nó ổn định nhờ tính thường xuyên. Một gia đình nông dân mà mỗi năm thu nhập 50 - 60 triệu từ 3 - 4 sào đất vườn là một giấc mơ.

Thế nhưng, như đã đề cập ở trên, do quá “say” với những lời khuyến cáo của cơ quan chuyên môn cộng với giới truyền thông không tiếc lời ngợi ca cây cao su một cách thiếu kiềm chế nên nông dân đã phải trả giá đắt cho những nông nổi của mình.

Bão số 9 chứ không phải tai ương nào khác, đã “nghiệm thu” những nông nổi thương đau đó của họ. Trong số 10 ngàn hecta cao su hiện có ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi - nơi chịu ảnh hưởng nặng của bão số 9, thì có đến trên 60% diện tích đã bị trời mang đi. Hàng nghìn gia đình nông dân trồng cao su đã trắng tay sau bão.

Người Pháp đã nói “không” với cao su trên dải đất miền Trung từ 100 năm qua nhưng vì chúng ta đã “không tin thực dân” và đã phải trả giá.

Nếu như cây cao su, thủ phạm gây tai họa cho nông dân là trời thì cây mía, cây dâu, cây măng bát độ… lại do chính mình làm khổ mình.

Còn nhớ vụ mía 1998 - 1999, nhiều nhà máy đường đứng bên bờ vực phá sản sau phong trào “mỗi tỉnh một nhà máy đường”, nông dân lao vào chặt phá loại cây mà trước đó không lâu được mệnh danh là “cây xóa nghèo”. Thế là, hàng loạt các nhà máy đường ở miền Trung đội nón ra đi. Đến khi giá đường vọt lên 17 - 18.000đ/kg như hồi hè năm rồi thì… không có mía để ép nữa!

Tương tự cây mía, cây dâu, cây măng bát độ cũng đồng loạt “xuống giống” rồi lên… tivi cùng những “gương sản xuất giỏi” nhưng rồi cũng vội vàng dẹp tiệm vì bán không được. Lại xoay sang trồng dưa “một vốn bốn lời”. Ruộng dưa bạt ngàn, giăng mắc khắp hang cùng ngõ hẻm. Đùng một cái, cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn, cánh cửa để dưa Việt Nam đặt chân sang Trung Quốc bất ngờ đóng sập, hàng ngàn tấn dưa không biết trút đi đâu bèn biến thành rác, chua thối cả mấy mươi cây số đường rừng nơi biên ải.

“Cây” đã vậy, “con” cũng chẳng khá hơn. Con tôm “ngôi hậu” một thời giờ xếp xó khiến hàng loạt ao tôm quay trở lại ruộng muối. Mà muối thì bán không ai mua dù mỗi năm phải nhập hàng trăm ngàn tấn muối! Bò lai sind một thời được xưng tụng như “vua” đồng cỏ, có thể cụ thể hóa những giấc mơ của nông dân, cả đồng bằng lẫn miền núi. Ấy thế mà, hàng vạn con bò Thái Lan vẫn chui qua lỗ kim vùng Lao Bảo Quảng Trị để đánh bạt “vua” đồng cỏ chúng ta. Bởi bò Thái chất lượng hơn, giá cũng rẻ hơn bò trong nước. Rồi rùa, rồi ba ba, rồi cá sấu, mỗi con vật ấy lại ùa lên như sóng xô ngày bão để rồi vỡ tung như bọt xà phòng.

Nói như thế hóa ra nông dân miền Trung đã hết đất sống? Không hẳn vậy. Tính cần cù chịu khó của người miền Trung đã giúp họ lách qua những khe cửa hẹp để tồn tại dù có thể đương đầu với đủ các loại bão, từ bão giá đường, bão bò Thái hay bão… số 9 đi nữa. Chiếc đòn gánh thân yêu của Tổ quốc vẫn phải gồng lên để gánh số phận mình – một thứ số phận như là tiền định đã mặc khải từ khi ông bà đi mở cõi từ hàng trăm năm trước.

Và “điệp khúc cây - con” vẫn là một câu hỏi khó mà bản thân người nông dân không thể tự trả lời.

TRẦN ĐĂNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang