• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

"Giấy thông hành" cho nông sản, thực phẩm Việt Nam

Nguồn tin: BCT, 22/9/2005
Ngày cập nhật: 25/9/2005

Các mặt hàng nông sản, thực phẩm đang chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu hàng năm của cả nước. Trong khi đó, thị trường thế giới ngày càng đòi hỏi gay gắt, khắt khe về các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh. Thế mà, hệ thống tiêu chuẩn của chúng ta vẫn đang tồn tại không ít bất cập. Hệ quả là việc xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm gần đây gặp không ít khó khăn, trở ngại...

TIÊU CHUẨN LẠC HẬU, LỖI THỜI

Số liệu thống kê sơ bộ của Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam cho thấy: Hiện nay, trong 405 tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) liên quan đến thực phẩm thì có tới 195 TCVN (chiếm khoảng 48% số tiêu chuẩn) đã lạc hậu, hết “đát”. Để hoàn thiện hệ thống TCVN trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm, từ năm 1994, Tổng cục Đo lường- Chất lượng đã thành lập các ban kỹ thuật nghiên cứu xây dựng các TCVN. Nếu tính theo tốc độ xây dựng bình quân 20 - 30 tiêu chuẩn/năm thì với 799 tiêu chuẩn nông nghiệp, nông sản và thực phẩm hiện có phải mất 20 - 30 năm mới hoàn tất việc xây dựng toàn bộ hệ thống tiêu chuẩn. Đó là chưa kể đến hàng năm phải xây dựng thêm các tiêu chuẩn mới phục vụ yêu cầu quản lý trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế và ngay cả các tiêu chuẩn mà chúng ta chấp nhận áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, thì sau 5 – 6 năm cũng cần phải được rà soát, sửa đổi để phù hợp với thực tế sản xuất và tiêu dùng. Các chuyên gia về tiêu chuẩn chất lượng bày tỏ lo ngại: Các TCVN đang luôn trong tình trạng lạc hậu so với quốc tế và hiện nay có khoảng 10% TCVN được ban hành đã hơn 20 năm mà vẫn chưa được rà soát, điều chỉnh!

Hiện nay, trong hệ thống 799 TCVN liên quan đến nông nghiệp, nông sản và thực phẩm có 409 tiêu chuẩn tự nghiên cứu và 390 tiêu chuẩn chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và nước ngoài - bao gồm nhiều vấn đề về yêu cầu kỹ thuật, ghi nhãn mác, bao gói, vận chuyển, bảo quản. Trong số đó, các tiêu chuẩn ban hành trước 1990 được xây dựng trên cơ sở thực tế sản xuất của nước ta và tham khảo tiêu chuẩn của các nước Đông Âu và Liên Xô cũ. Đặc điểm chung của các tiêu chuẩn xây dựng trong thời kỳ này ở mức độ trung bình, dễ áp dụng. Do trình độ công nghệ và điều kiện kinh tế, xã hội lúc đó còn thấp nên các tiêu chuẩn thường quy định ở mức trung bình để hầu hết các doanh nghiệp đều có thể áp dụng được.

Những tiêu chuẩn ban hành sau năm 1990 bắt đầu có sự tham khảo hoặc chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, tốc độ xây dựng TCVN hàng năm còn thấp và việc soát xét lại, bổ sung các tiêu chuẩn quốc tế mới thường không kịp thời, cập nhật. Đặc biệt, đối với các chỉ tiêu về an toàn vệ sinh được ban hành từ năm 1994 trở về trước, một số ít tiêu chuẩn phục vụ xuất khẩu, theo yêu cầu của khách hàng, đã được đưa vào các quy định liên quan đến yêu cầu an toàn vệ sinh. Các tiêu chuẩn này mới chỉ dừng ở việc quy định một số tiêu chí cơ bản về hàm lượng kim loại nặng, vi sinh vật... Còn các chỉ tiêu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm, dư lượng thuốc thú y... đều chưa có tiêu chuẩn cụ thể. Đây chính là những điểm yếu của hàng hóa Việt Nam- nhất là các loại nông sản, thực phẩm- khi muốn thâm nhập vào các thị trường lớn trên thế giới. Hiện nay, nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn vệ sinh, mặc dù được ghi là theo quy định của Bộ Y tế, nhưng trên thực tế các quy định này gần như không có. Một số tiêu chuẩn nằm trong danh mục TCVN nhưng hiện đã lạc hậu xa so với thực tế sản xuất và yêu cầu thị trường- thậm chí có nhiều tiêu chuẩn đã tụt hậu 15 - 20 năm.

“GIẤY THÔNG HÀNH” CHO NÔNG SẢN VIỆT NAM?

Xây dựng một hệ thống TCVN hoàn thiện, hài hòa, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, bảo vệ người tiêu dùng và sản xuất trong nước là yêu cầu cấp bách trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay. Các cơ quan quản lý nhà nước cần tổ chức soát xét lại toàn bộ hệ thống TCVN bằng một chương trình riêng dành cho thực phẩm. Cụ thể là: Loại bỏ những TCVN ban hành từ trước 1994, nay đã lạc hậu. Tập trung xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh còn thiếu như: vệ sinh thú y, dư lượng thuốc kháng sinh trong thú y, dư lượng bảo vệ thực vật đối với nông sản. Xây dựng các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các yếu tố liên quan đến quá trình nuôi trồng cây con, chế biến thực phẩm như: thức ăn chăn nuôi, phụ gia thực phẩm... Cùng với quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chúng ta đang triển khai Đề án thực hiện Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) - điều chỉnh các vấn đề kỹ thuật trong thương mại: văn bản pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn và các hoạt động đánh giá phù hợp tiêu chuẩn nhằm thúc đẩy thương mại song phương giữa các nước. Từng bước hoàn thiện hệ thống TCVN đáp ứng các yêu cầu quản lý và thương mại đảm bảo hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế nhằm thuận lợi hóa thương mại và đẩy mạnh xuất khẩu...

Cách đây không lâu, nhiều lô hàng thủy sản của Việt Nam bị EU trả về vì không đáp ứng các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là bài học đắt giá cho chúng ta “trong cuộc chơi hội nhập”. Một ví dụ trong việc chủ động áp dụng thành công tiêu chuẩn quốc tế tiên tiến ở các doanh nghiệp của thủy sản là tiêu chuẩn HACCP - cao nhất trong ngành thực phẩm hiện nay. Nhờ đó, rất nhiều doanh nghiệp thủy sản đã được EU xếp vào danh sách được quyền xuất hàng thẳng vào thị trường này, đồng thời thâm nhập thành công nhiều thị trường khó tính, đòi hỏi cao an toàn vệ sinh: Mỹ, Nhật, Australia... Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần nâng cao ý thức và chủ động trong việc áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh tiên tiến nhất (chấm dứt tình trạng áp dụng hình thức đối phó). Nhà nước cần xây dựng một chế tài đủ mạnh để kiểm tra giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh của doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh nghiệp công bố các tiêu chuẩn chất lượng để đối phó với cơ quan chức năng, đánh lừa người tiêu dùng nhưng không thực hiện và không có ai kiểm tra, xử phạt.

Nhiều chuyên gia về đo lường chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm nhận định: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, các hàng rào thuế quan đang dần được dỡ bỏ, các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được nhiều nước coi là hàng rào mới để bảo vệ người tiêu dùng, bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước. Vì vậy, nếu hàng hóa nông sản, thực phẩm của Việt Nam nói riêng, hàng hóa tiêu dùng nói chung không vượt qua các rào cản về tiêu chuẩn chất lượng thì sẽ rất khó khăn trong quá trình hội nhập, cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Dĩ nhiên, để đáp ứng được các tiêu chuẩn hội nhập cần có sự nỗ lực, chủ động từ phía cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan khoa học, các doanh nghiệp chế biến và người nông dân trong việc sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản.

NGUYỄN KIỂM

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang