• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xứ trầm đã ngát hương

Nguồn tin: Sài Gòn giải phóng, 08/01/2010
Ngày cập nhật: 9/1/2010

Cách đây chừng 2 năm, mỗi lần về công tác tại huyện Hoài Ân (Bình Định), chúng tôi đều nghe người dân địa phương than ngắn, thở dài chuyện cây dó bầu chẳng chịu cho trầm, dó trồng chỉ để làm củi... Hai năm sau, bây giờ trở lại, gặp ai cũng hớn hở rằng “cây dó đã lên trầm”, xứ trầm đã ngát hương...

“Duyên” dó bầu

Quê ở thôn Xuân Sơn, xã Ân Hữu (Hoài Ân), thời thanh niên anh Nguyễn Sơn Định hiện công tác tại Văn phòng Huyện ủy huyện Hoài Ân (Bình Định) từng tung hoành ngang dọc khắp rừng rú để tìm trầm tự nhiên. Anh Định kể: “Những chuyến đi tìm trầm, chúng tôi phải lặn lội giữa rừng sâu, chịu đựng nhiều cơ cực, sinh mạng luôn bị đe dọa bởi thú dữ rình rập vậy mà kết quả chẳng có bao nhiêu. Nhiều lần ngồi giữa rừng mà tôi cứ mong ước mình sẽ tìm ra cách trồng được cây dó trong vườn để bớt khổ”.

Nghĩ là làm, anh Định lượm hạt từ những cây dó tự nhiên trong rừng đem về nhà ươm. Ban đầu, anh trồng 50 cây dó bầu. Cây dó trồng được 7 năm, anh thuê những người thợ ở Quảng Ngãi, Sài Gòn về tạo trầm bằng cách tạo vết thương trên thân cây và dùng vi sinh cấy vào. Làm đi làm lại nhiều lần mà cây dó vẫn chẳng chịu cho trầm.

Không nản, anh đọc sách báo, lên mạng tìm tòi mới biết có một công ty ở TPHCM đang hoạt động rất thành công trong việc tạo trầm cho cây dó. Sau khi đi khảo sát thực tế, anh quyết định mua công nghệ của họ và “kết quả” là những cây dó của mình đã cho trầm”, anh Định vui vẻ nói.

Công nghệ tạo trầm tiên tiến mà anh Định mua lại công nghệ là của một tập đoàn phi Chính phủ do chuyên gia người Hà Lan tên Henry nghiên cứu thành công. Ông Henry đã chuyển giao công nghệ tạo trầm cho Công ty Bảy Núi (ở TPHCM) do chị Nguyễn Thị Huỳnh Yến (vợ ông Henry) làm giám đốc.

Thông qua một cán bộ của Công ty Bảy Núi là người Hoài Ân và anh Định đã đề nghị người này tổ chức hội thảo về cây dó bầu tại Hoài Ân để mọi người cùng biết về công nghệ này. Anh Định kể: “Công ty Bảy Núi bảo đảm sau khi đưa công nghệ vào, chỉ 2 năm sau là toàn bộ diện tích dó bầu ở Hoài Ân sẽ khai thác được trầm và công ty thu mua toàn bộ sản phẩm và họ đưa ra 3 phương án để nông dân lựa chọn.

Hoặc là công ty “mua đứt bán đoạn” cây đứng với giá cao hoặc công ty tạo cây đến khi có trầm thì ăn chia 4 – 6 trên sản phẩm (chủ vườn hưởng 60%, công ty 40%) nếu không thì công ty sẽ thực hiện ghép trầm là 300.000 đồng/cây nhỏ, 400.000 đồng/cây trung và 500.000 đồng/cây lớn”.

Cần tạo cơ hội cho người dân

Nhờ học được công nghệ tạo trầm trên cây dó của Công ty Bảy Núi, anh Định đã có thu nhập cao từ cây dó bầu. 1 cây đủ tuổi khai thác cho khoảng 5 - 7 kg hàng sô, 1kg hàng tinh (trầm lát). Hiện trầm lát đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Hồng Công, Mỹ,... được Công ty Bảy Núi thu mua 800 USD/kg. Loại hàng sô công ty chiết suất thành dầu để xuất khẩu với giá hơn 10.000 USD/kg.

Sau khi thấy anh Định làm ăn khấm khá từ việc tạo trầm cho cây dó bầu, nhiều nông dân khác ở Hoài Ân cũng bắt đầu mua công nghệ của Công ty Bảy Núi để tạo trầm cho những cây dó mình trồng. Nhiều đầu nậu tại Hà Nội, Sài Gòn cũng tập trung về Hoài Ân mua cây dó bầu. Những cây dó 3 - 4 năm tuổi có đường kính từ 20 đến 25cm, cao 7 – 8m sẽ được mua với giá từ 700.000 đồng đến 1 triệu đồng/cây. Mua xong, các đầu nậu sẽ sử dụng công nghệ tạo trầm tác động vào cây và gửi những cây dó ấy lại vườn, thuê người dân địa phương canh giữ và 3 năm sau đến khai thác.

Ông Hồ Công Hậu, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Ân - phấn khởi: “Cây dó có mặt trên đất Hoài Ân từ rất lâu nhưng hàng bao nhiêu người thợ tạo trầm được rước về từ Quảng Nam, Khánh Hòa đều “bó tay”, không thể bắt cây dó cho trầm. Những hộ trồng dó đành chặt bỏ, bán cho những cơ sở làm nhang với giá chỉ 1.000 – 1.500 đồng/kg. Cách đây mấy năm, sau khi anh Định tiếp cận được công nghệ tiên tiến tạo được trầm cho vườn cây dó nhà mình và vận động hội thảo từ Công ty Bảy Núi thì phong trào trồng dó bầu ở đây mới phát triển mạnh. Đến nay, cây dó bầu đã có mặt đều khắp huyện, tập trung ở các xã: Ân Hữu, Ân Tường Tây, Ân Hảo, Ân Mỹ… Phòng Kinh tế huyện Hoài Ân đã thống kê được hơn 100 ha diện tích đất vườn được trồng cây dó bầu. Huyện miền núi Hoài Ân bây giờ được mệnh danh là “xứ trầm hương” của tỉnh Bình Định. Hàng ngàn người dân huyện Hoài Ân có thêm việc làm từ phong trào trồng và chăm sóc cây dó này”.

Việc phát triển cây dó bầu không những sẽ tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế mà còn là một trong những biện pháp hữu hiệu trong công tác quản lý và bảo vệ rừng.

Hoàng Trọng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang