• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giống mía thích nghi ở ĐBSCL

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 28/12/2009
Ngày cập nhật: 29/12/2009

Trong hơn 10 năm qua, ở ĐBSCL từ khi 10 nhà máy đường sản xuất quy mô công nghiệp công suất lớn đi vào hoạt động đã hình thành nên vùng mía nguyên liệu tương đối ổn định trong vùng. Diện tích mía nguyên liệu toàn vùng dao động từ hơn 60.000 - 70.000 ha. Những năm gần đây, cây mía đã mang lại hiệu quả ổn định so với một số cây trồng khác nên trụ chân trên nhiều vùng rộng lớn ở các tỉnh, như Hậu Giang, Sóc Trăng, Long An. Tuy nhiên, trong cuộc cạnh tranh về mặt hiệu quả kinh tế, áp lực cây mía công nghiệp ở vùng này đang đặt ra tìm giống mía mới thích nghi, đặc biệt có năng suất cao, chữ đường cao là một trong những đòi hỏi cấp thiết.

Theo Trung tâm khuyến nông khuyến ngư các tỉnh có đất trồng mía ở ĐBSCL, nông dân trồng mía trong vùng có nhiều kinh nghiệm, đất đai màu mỡ, thời tiết trong vùng thuận lợi, năng suất đạt cao hơn các vùng khác trong cả nước. Tuy nhiên, cho đến nay cơ cấu giống mía mới chưa có nhiều, chỉ quanh quẩn một số giống cũ: Hòa Lan Tím, Hòa Lan Mốc, Comus, Quế Đường... vẫn còn khá nhiều. Những giống mía này qua nhiều năm canh tác nên có những biểu hiện thoái hóa, giảm năng suất, nhiễm sâu hại, bệnh than và bệnh thối đỏ. Trong khi đó, một số giống mía mới nhập nội được các cơ quan khuyến nông, trung tâm giống ở các tỉnh mang về nhân giống và phổ biến cho nông dân.

Qua nhiều niên vụ mía gần đây, lần lượt nông dân sàng lọc qua thực tế bắt đầu chấp nhận các giống ROC10, ROC16, ROC22, ROC27, QĐ21, K84-200, R570, VĐ85-177... Bên cạnh đó, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam, đã lai tạo và tuyển chọn các giống như: DLM24, VN84-422, VN84-4137, VN85-1859, VN85-1427 tiếp tục đưa về vùng này và đang chiếm tỷ trọng lớn trong diện tích sản xuất mía. Một số giống mía mới lai tạo đưa về một số tỉnh đang bén rễ xanh tốt, như tại Trà Vinh có giống VN85-1859 hiện chiếm 20% tổng diện tích mía của tỉnh; ở Bến Tre có giống VN84-4137 chiếm 30% diện tích; còn giống DLM24 hiện đang trồng phổ biến ở Hậu Giang.

TS. Nguyễn Đức Quang, Giám đốc TTNC&PTMĐ nhận xét: “Tuy vậy, nhìn chung việc thay đổi giống mía mới ở ĐBSCL còn chậm, tỷ lệ giống mía mới tăng còn thấp, chưa có cơ cấu giống phù hợp cho từng tiểu vùng... Vì vậy nên mía thu hoạch khi còn non hoặc đã quá già dẫn tới chất lượng mía giảm. Mặt khác việc bón phân muộn, bón không cân đối, bón nhiều phân urê làm chữ đường tới khi thu hoạch thấp; trong phòng trừ sâu bệnh chưa được quan tâm đúng mức. Riêng ở vùng ngập lũ chưa có đê bao và tập quán trồng mía một vụ theo mô hình mía - lúa nên thường phải thu hoạch sớm, mía chưa đủ độ chín. Đặc biệt là công tác cơ giới hóa trong canh tác mía do sản xuất manh mún, liếp nhỏ, ngập lụt... đang là áp lực lên giá công lao động ngày càng tăng cao”.

Từ năm 2006 đến nay, TTNC&PTMĐ đã đưa 53 giống mía khảo nghiệm và chuyển giao các tỉnh trong vùng ĐBSCL. Kết quả, ở vùng mía Long An, giống mía VĐ85-177, K88-65, Suphanburi 7, KU00-1-61, KU60-1, K95-156 và ROC27 sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh hại, có khả năng thích ứng điều kiện sinh thái, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và thị hiếu của người trồng mía ở vùng mía Long An. Các giống VĐ85-177, Suphanburi 7, KU00-1-61, K95-156 và ROC27 có thể đưa vào ép đầu vụ, còn K88-65 và KU60-1 đưa vào ép từ giữa đến cuối vụ. Riêng giống VĐ85-177 nên được trồng vào vụ cuối mưa và mở rộng diện tích vừa phải, vì giống này có nhược điểm trổ cờ.

Ở vùng mía Sóc Trăng, các giống K93-219 và K88-92 sinh trưởng phát triển mạnh, có năng suất, chất lượng cao ở vụ tơ và có nhiều triển vọng. Các giống mía có năng suất và chất lượng cao, như: VĐ85-177 còn yếu điểm trổ cờ nhiều, bị bệnh đốm lá tương đối nhiều; VĐ54-412, CoC671, QĐ18 và Đại Ưu Đường còn yếu điểm nhỏ cây; QĐ21 còn yếu điểm nhỏ cây và bọng ruột; ROC27 còn yếu điểm nhỏ cây, đổ ngã và bộ lá chuyển vàng nhanh; K95-156, Suphanburi 7 và K88-65 cho năng suất, chất lượng cao, tuy nhiên, các giống này cũng có một số yếu điểm nhất định, như K95-156 và K88-65 sinh trưởng chậm trong giai đoạn đầu vươn lóng, Suphanburi 7 dễ ra rễ thân.

Vùng mía Hậu Giang, có các giống Suphanburi 7, KU00-1-61, K95-156 và K93-236 sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao thể hiện nhiều đặc tính nổi bật thích hợp. Các giống CR74-250, C1324-74 có năng suất, hàm lượng đường cao nhưng có nhiều nhược điểm mà người sản xuất khó chấp nhận, như cây không to, đổ ngã nặng và trổ cờ nhiều.

Hiện nay, một số giống mía quốc gia công nhận sản xuất cho vùng như: VN84-4137, VN84-422, VN84-1427 (trong đó 2 giống VN84-422 và VN84-1427 còn được công nhận cho vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên).

HỮU ĐỨC

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang