• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng ca cao không dễ ăn

Nguồn tin: Khoa học phổ thông, 18/12/2009
Ngày cập nhật: 29/12/2009

Cho đến nay nhiều người dân vẫn còn lầm tưởng trồng ca cao sẽ “lên đời”. Sau một thời gian được khuyến cáo ồ ạt với nhiều chương trình dự án trong nước và hợp tác quốc tế, nhiều địa phương đặt ra chủ trương phát triển mạnh ca cao, đến nay thì vỡ lẽ, ca cao không “quá lý tưởng” như từng nghĩ, thậm chí nhiều chủ vườn trồng ca cao đẹp như mơ đã nản chí, phá sản giấc mơ ca cao sau hơn 5 năm đầu tư.

Chị Lương Thị Mơ, đại diện Công ty cà phê Tháng 10 (Krong Pak, Đăk Lăk) ngậm ngùi cho biết, 5 năm trước, khi có nhiều chương trình thúc đẩy phát triển ca cao, thấy hấp dẫn nên công ty đầu tư trồng 100 ha. Đến nay thì khá thất vọng vì năng suất chỉ đạt 0,7 - 0,8 tấn hạt/ha, dù đây là vườn ca cao được đánh giá là trồng đạt kỹ thuật, sử dụng giống tốt và đang ở giai đoạn kinh doanh. Công ty Tháng 10 trồng thuần ca cao (1.100 cây/ha), đầu tư bài bản từ cây che bóng cho đến việc cử cán bộ kỹ thuật theo dõi sâu sát, thậm chí còn có sự hỗ trợ đắc lực của các chuyên gia ca cao. Chúng tôi đã chứng kiến tận mắt vườn ca cao của công ty này sum suê nhưng trái quá ít. Đó là chưa kể khu vườn đang đối mặt với bọ xít muỗi tấn công làm teo và biến dạng trái hàng loạt. Hiện trạng thối trái vào mùa mưa tăng cao. Chị Mơ cho biết, thu hoạch ca cao kéo dài rất mất thời gian, phải trải qua giai đoạn ủ hạt lên men, so ra vất vả hơn cà phê nhưng lợi nhuận không bằng.

Năm 2008, hàng trăm nông dân huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk cũng “khóc ròng” do năng suất ca cao quá kém, thu nhập không đủ bù chi phí. Vườn ca cao lá xanh um, mơn mởn nhưng cho thu hoạch chỉ hơn 1 triệu đồng/ha. Trái ít, sâu bệnh nên hạt không nhiều.

Bà Rịa Vũng Tàu là một trong những địa phương có diện tích ca cao lớn. Trưởng phòng kỹ thuật của Trung tâm khuyến nông tỉnh, ông Tô Hữu Lộc, cho biết, nhiều vườn ca cao ở tỉnh bị thối trái và rụng rất nhiều. Mặt khác bọ xít muỗi làm hư trái nhưng rất khó trừ. Bọ xít muỗi chích vào trái lớn sẽ làm chai vỏ, méo trái, trái không lớn nữa. Nếu chích trái non thì khả năng phát triển trái rất kém.

Viện trưởng Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, TS. Lê Ngọc Báu, khẳng định, nếu trồng ca cao cho năng suất 0,8 - 1 tấn hạt/ha thì không thể cạnh tranh lại cây cà phê. Với năng suất này, cộng với điều kiện chăm sóc, hái ủ lên men khó khăn... khó thuyết phục được nông dân. Anh Nguyễn Văn Bé (TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk) từng dự định trồng ca cao khi vườn cà phê già cỗi, nhưng sau khi tìm hiểu kỹ thì anh vẫn quyết trồng lại cà phê. Anh Bé cho rằng thời gian thu hoạch ca cao kéo dài quanh năm, phải gom lại chờ ủ lên men mới bán được, kỹ thuật ủ không phải nông dân nào cũng nắm vững dẫn đến chất lượng kém, người thu mua bớt giá. Dù giá ca cao có lúc tăng cao (45.000 - 50.000 đồng/kg hạt lên men) nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo ông Báu, trồng ca cao chỉ hiệu quả khi năng suất đạt khoảng 2 tấn hạt/ha. Nhưng hiện nay năng suất bình quân của những nước chuyên trồng ca cao trên thế giới cũng chưa vượt qua con số này.

Việc trồng xen ca cao cũng đã nảy sinh một số vấn đề. Cây ca cao trồng xen trong vườn điều không có nước tưới sẽ không đảm bảo năng suất. Ca cao bộc lộ nhiều sâu bệnh hại nên khó phát triển diện tích lớn. Bình Phước, nơi có diện tích trồng ca cao thứ nhì cả nước (1.360 ha) cũng phải đối mặt với thách thức như ca cao trồng dày, có cây che bóng, đến khi mưa ẩm thì tỷ lệ thối trái tăng cao. Nếu tỉa thưa thì gió làm hư lá, đốn cây che bóng thì mùa nắng cây ca cao bị cháy lá không phát triển được.

Ở ĐBSCL, thời gian qua các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang đẩy mạnh phát triển ca cao trồng xen trong vườn dừa và nhãn, có nhiều mô hình hiệu quả nhưng hiện cũng có không ít nỗi lo. Bến Tre, địa phương có diện tích ca cao lớn nhất nước (4.900 ha), cũng là nơi tiên phong trồng ca cao và trước đây tuyên truyền rất mạnh cho chương trình này nhưng hiện tại năng suất ca cao không như mong đợi ở nhiều vườn, theo đánh giá của một cán bộ Sở NN&PTNT tỉnh. Ở giai đoạn chăm sóc cơ bản, cán bộ kỹ thuật khuyến cáo nông dân trồng xen trong vườn dừa để có cây che bóng. Cây ca cao còn nhỏ thì rất phù hợp, nhưng đến khi lớn cần tăng ánh sáng lại bị dừa che phủ, nhưng nếu đốn dừa thì ca cao cũng “không ưa” vì nó không chịu nắng hoàn toàn. Thực trạng tranh chấp ánh sáng này làm nhiều vườn ca cao giảm năng suất. Mặt khác, nhiều vườn ca cao trồng xen dừa ở Bến Tre không được chăm sóc tốt, không những năng suất ca cao giảm mà năng suất dừa cũng thấp theo.

TS. Lê Ngọc Báu cho rằng, vùng ĐBSCL được xem là có nhiều thuận lợi phát triển cây ăn trái, trong đó có nhiều giống trái cây đặc sản mà Bộ NN&PTNT khuyến cáo phát triển nhưng vẫn còn trồng manh mún, nhỏ lẻ không thành vùng hàng hóa cung cấp cho xuất khẩu. Nông dân ĐBSCL có nhiều kinh nghiệm trồng cây ăn trái bao đời nay. Xét góc độ kinh tế, cây ca cao không thể cạnh tranh với nhiều loại cây ăn trái, thậm chí thua cả mận, chanh, mít nghệ...

THANH TÂM

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang