• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Biện pháp phòng trừ tổng hợp rầy và bệnh "vàng lùn, lùn xoắn lá" ở Nghệ An

Nguồn tin: Báo Nghệ An, 25/12/2009
Ngày cập nhật: 28/12/2009

Theo thông báo của Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn tại Chỉ thị 3420/CT-BNN-BVTV: Tác nhân gây bệnh "vàng lùn, lùn xoắn lá" ở phía Bắc do 3 loại vi rút: Vi rút gây bệnh vàng lùn, vi rút gây bệnh lùn xoắn lá và vi rút gây bệnh lùn sọc đen dòng 2.

Trong đó, vi rút lùn sọc đen dòng 2 vụ đầu tiên phát hiện ở các tỉnh phía Bắc và đã phát sinh gây hại cả trên ngô vụ Đông 2009 của Nghệ An. Đến cuối tháng 10, bệnh "vàng lùn, lùn xoắn lá" đã xảy ra ở 18 tỉnh, bao gồm: Bắc trung bộ, đồng bằng Sông Hồng và miền núi phía Bắc với tổng diện tích bị thiệt hại trên 3 vạn ha.

Ngoài gây hại trên lúa, vi rút sọc đen dòng 2 còn gây hại trên ngô, cỏ lồng vực. Riêng ở tỉnh ta bệnh đã gây hại trong vụ hè thu và vụ mùa ở 19/20 huyện thành thị với tổng diện tích lúa bị nhiễm 13.514 ha, trong đó bị nhiễm nặng trên 10.500 ha. Diện tích ngô đông bị nhiễm 350 ha.

Triệu chứng bệnh, nếu bị sớm cây thấp lùn, hoặc bị muộn cây phát triển bình thường nhưng không trổ bông được, màu lá và thân xanh đậm hơn bình thường, xoắn lá và có u trên lá. Bệnh nặng lúa không trổ nghẹn đòng, hạt lép... Môi giới truyền bệnh do rầy nâu, rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ. Thời gian lúa mẫn cảm với bệnh theo Viện BVTV: Ở phía Nam là 30 ngày, Nghệ An và các tỉnh phía Bắc 60 ngày.

Điều đáng lưu ý, diện tích vụ đông trên đất 2 lúa đến sát thời vụ gieo cấy lúa Xuân mới thu hoạch, do đó khả năng vi rút lùn sọc đen dòng 2 phát sinh lây truyền trên lúa vụ Xuân 2010 rất lớn. Hiện tại chưa có giống kháng rầy để thay các giống lúa đang cơ cấu mà chỉ bỏ những giống nhiễm rầy. Từ những đặc điểm trên Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn đã khuyến cáo các biện pháp phòng trừ:

1- Kiểm tra xử lý nguồn bệnh trước khi gieo cấy vụ xuân 2010 bằng cách vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ quanh bờ, ruộng, nương, mương dẫn nước, sơn bờ và cày bừa kỹ, vùi lấp hết gốc rạ, lúa chét... Kiểm tra, theo dõi nhổ bỏ, tiêu hủy những cây ngô Đông bị bệnh, nhất là ngô trên đất 2 lúa sau khi thu hoạch phải thu dọn toàn bộ thân lá và vệ sinh đồng ruộng trước khi cấy lúa vụ xuân.

Kiểm tra phun trừ diệt trừ rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ trên ngô, lúa chét, bờ cỏ... nhằm hạn chế nguồn môi giới truyền bệnh sang vụ xuân 2010.

2- Giai đoạn làm mạ, không bố trí lúa xuân sớm và xuân trung; lựa chọn giống kháng rầy, giống có khả năng chống chịu sâu bệnh, giống lúa có chất lượng tốt, không sử dụng thóc thương phẩm và giống dễ nhiễm rầy để làm giống. Trong các giống đã được Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn cơ cấu trong đề án, mỗi huyện chỉ cơ cấu không quá 4 giống, trên một xứ đồng chỉ cấy một giống.

Yêu cầu toàn bộ diện tích sản xuất lúa xuân 2010 phải gieo mạ cấy, tuyệt đối không gieo thẳng. Trước khi gieo xử lý hạt giống bằng Cruiser 312,5 FS, Ennaldo 40 FS hoặc Gaucho 600FS theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Gieo mạ tập trung và thực hiện đúng lịch thời vụ trong đề án sản xuất. Mạ phải được che phủ bằng ni lon để ngăn chặn sự xâm nhập, tiếp xúc của rầy và chống rét cho mạ. Trong điều kiện nhiệt độ không khí cao có thể mở che phủ vào ban ngày, nhưng phải che lại trước 5 giờ chiều hàng ngày.

Đầu tư thâm canh ngay từ thời kỳ mạ giúp cây mạ khỏe, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Trước khi đưa ra ruộng cấy 3 - 4 ngày phải sử dụng thuốc trừ rầy để phun phòng toàn bộ diện tích mạ nhằm ngăn ngừa rầy truyền bệnh ngay sau khi cấy. Không sử dụng mạ tại ruộng, mạ bị bệnh "vàng lùn, lùn xoắn lá" gây hại nặng để cấy; đồng thời phun diệt trừ rầy vàtiêu hủy ngay những diện tích này.

3- Giai đoạn từ gieo cấy đến làm đòng: Làm đất nhuyễn, kỹ, giúp cây lúa có điều kiện phục hồi nhanh sau khi cấy. Bón phân cân đối, tăng cường lượng phân hữu cơ, lân và ka li, mỗi ha bón từ 400 - 500 kg vôi bột. Khi có biểu hiện bệnh tuyệt đối không sử dụng phân đạm bón thúc. Chú ý sử dụng các loại phân hữu cơ sinh học để tăng dinh dưỡng cho cây.

Trên một xứ đồng tập trung cấy trong 1 đến 2 ngày, không kéo dài thời gian cấy, mật độ cấy vừa phải để thuận lợi trong việc chăm sóc quản lý dịch bệnh, hạn chế sâu bệnh phát sinh gây hại. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và phun trừ rầy kịp thời. Nếu mật độ rầy cao phải phối hợp thuốc nội hấp và thuốc tiếp xúc (Bassa 50E) để trừ phun.

4- Giai đoạn từ làm đòng đến thu hoạch: Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp như đã khuyến cáo trong chương trình IPM để phòng chống sự gây hại trực tiếp của rầy. Nếu phát hiện rầy tuổi 3,4 trưởng thành với mật độ 20 con/khóm trở lên tiến hành phun thuốc trừ theo nguyên tắc 4 đúng.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện nhổ bỏ, tiêu hủy những cây lúa bị bệnh. Thực hiện tưới tiêu hợp lý, kịp thời để lúa sinh trưởng phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Ngoài ra, cần theo dõi phòng trừ kịp thời, có hiệu quả các loại sâu bệnh hại khác như: Đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, nhện gié, bệnh lem lép hạt...

Văn Đoàn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang