• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ĐBSCL: Nan giải chuyện chọn lúa hay tôm

Nguồn tin: Kinh tế Sài Gòn, 24/12/2009
Ngày cập nhật: 25/12/2009

Theo kịch bản biến đổi khí hậu, trong vòng 40 - 50 năm tới nước biển sẽ dâng lên 65cm, ĐBSCL bị ngập 5.133 km2 chiếm 12,8% diện tích của toàn vùng. Mô hình một vụ lúa, một vụ tôm được nhiều tỉnh tại ĐBSCL xem là "mô hình tốt nhất” với biến đổi khí hậu. Nhưng với những diễn biến của sự xâm nhập mặn trong thời gian qua thì mọi việc không đơn giản như vậy. ĐBSCL đang đứng trước lựa chọn lúa hay tôm cho diện tích đất nông nông nghiệp ven biển.

Mặn xâm nhập sớm

Theo số liệu của Trung tâm dự báo khí tượng Nam bộ, mực nước các sông đầu nguồn ĐBSCL tiếp tục giảm. Tại Tân Châu (An Giang) mực nước xuống dưới mức 1,2m, Châu Đốc (An Giang) xuống dưới mức 1,0 m thấp hơn cùng kỳ năm trước từ 0,4 - 0,5 m. Vùng Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên thì lại bị triều cường mạnh.

Mùa khô năm 2010 dự báo sẽ diễn ra khốc liệt hơn những năm trước, nhiều địa phương sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước nông nghiệp trầm trọng vì lúc đó tổng lượng nước của sông Mê kông chỉ còn 600 m3/s, thấp hơn 200 m3/s so với mức trung bình hằng năm.

Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến thời điểm này ĐBSCL đã xuống giống được gần 72% (1.140.000 héc ta trong tổng số 1.550.000 héc ta), cao hơn thời điểm này năm ngoái 30.000 héc ta. Theo giải thích của Cục Trồng trọt là do nước rút nhanh nên việc xuống giống gặp nhiều thuận lợi và có thể đến hết tháng 12, ĐBSCL sẽ gieo xong vụ đông xuân. Song, một cán bộ của Cục Trồng trọt tỏ ra lo lắng vì việc xuống giống đông xuân năm nay gặp thuận lợi là nhờ mực nước rút nhanh, nhưng chính đó cũng là nguyên nhân làm tốc độ mặn xâm nhập vào vùng nước ngọt nhanh hơn trong một vài tháng tới.

“Mặc dù vụ đông xuân ĐBSCL xuống giống đúng thời điểm nhưng khi đến giữa mùa khô (tháng 3-2010) sẽ có 800.000 héc ta bị mặn đe dọa và đúng lúc lúa vào giao đoạn kết hạt, cần rất nhiều nước”, ông này cho biết.

Bà Trần Thị Thu Nga, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, cho biết từ tháng 11, tốc độ xâm nhập mặn tại Bến Tre bắt đầu tăng nhanh. “Chúng ta đã nói và bàn cách làm và thích nghi với biến đổi khí hậu nhưng giữa thực tế và lý thuyết là hai việc hoàn toàn khác nhau, mọi thứ không phải đơn giản”, bà Nga nói.

Giáo sư Bùi Chí Bửu, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp niềm Nam, cho rằng biến đổi khí hậu không phải đợi đến 50 năm nữa mà hiện tại ĐBSCL đang phải đối mặt với nguy cơ hạn hán, sự xâm nhập mặn đang diễn ra hằng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của gần 20 triệu nông dân.

Bài toán còn bỏ ngỏ

Làm cách nào để có thể khắc phục được tình trạng mặn xâm nhập sâu vào đất liền, bà Nga cho rằng phải "chung sống và thích nghi" với biến đổi khí hậu chứ không còn các nào khác. Cũng theo bà Nga, hiện tại Bến Tre đang xây dựng mô hình nông nghiệp thích nghi với biến đổi khí hậu do chính phủ Đan Mạch tài trợ để tìm lời giải cho bài toán biến đổi khí hậu trong những năm tới. Còn chuyện phải đưa ra cách giải quyết thế nào đối với diện tích lúa bị ngập mặn vào thời điểm xuống giống đông xuân thì câu trả lời của bà là sự bỏ ngỏ.

"Khi biến đổi khí hậu diễn ra, Bến Tre là tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất, mất gần 50% diện tích đất nông nghiệp (1.131 km2) vì bị ngập mặn nặng”, bà Nga cho hay.

Hiện tại, xáng Xà No - nơi vừa diễn ra Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ nhất - mặn đã bắt đầu xâm nhập và thị xã Vị Thanh (Hậu Giang) sẽ bị nhiễm mặn từ 0,5 phần ngàn vào giữa mùa khô năm 2010. Ở Bến Tre, tình hình cũng không có gì khả qua hơn khi mặn 0,4 phần ngàn đã vào đi sâu vào đất liền đến 50km. Trong khi tại An Giang, kênh Vĩnh Tế mặn đã bắt đầu xâm nhập và từ đây sẽ lan rộng ra toàn tỉnh.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu, trong vòng 2 tuần qua, nhiều diện tích đất trồng lúa của huyện Giá Rai vừa xuống giống xong thì lại gặp triều cường, mặn xâm nhập khiến lúc mới gieo bị chết gần 100% tại những khu vực bị nhiễm mặn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh này đã cho xả nước tại cống Hộ Phòng để giảm mặn cho các dòng kênh, đồng thời để ngăn không cho mặn từ Cà Mau xâm nhập vào.

Hiện tại, các tỉnh như Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Cà Mau, Kiên Giang rơi vào vào tình huống khó xử vì nếu đóng các cổng ngăn mặn tại các kênh để có nước ngọt cho cây lúa trong vụ đông xuân thì vụ tôm sẽ xuống giống muộn. Còn nếu mở các cống ngăn mặn để có nước lợ nuôi tôm thì hàng trăm ngàn héc ta lúa sẽ bị thiếu nước ngọt khi lúa vào giai đoạn tạo hạt.

ĐBSCL có bờ biển dài trên 700km, diện tích gần 4 triệu héc ta, chiếm khoảng 12% diện tích cả nước, trong đó loại đất tốt nhất là đất phù sa chiếm gần 30%. Sông Mê kông chảy qua vùng ĐBSCL hàng năm đem lại lượng nước bình quân khoảng 460 tỉ m3 và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa.

ĐBSCL là trung tâm sản xuất và xuất khẩu lúa, gạo với sản lượng trên 20 triệu tấn/năm, chiếm 60% cả nước. Giá trị xuất khẩu thủy sản của vùng chiếm khoảng 60% cả nước. Trong thủy sản nuôi trồng, con tôm và cá tra, ba sa là những sản phẩm chủ lực của vùng, trong đó sản lượng tôm ở vùng ĐBSCL chiếm gần 80% của cả nước.

Ngọc Hùng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang