• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bạc Liêu: Chọn lúa hay tôm?

Nguồn tin: Kinh tế nông thôn, 21/12/2009
Ngày cập nhật: 23/12/2009

Do xâm nhập mặn kéo dài từ đầu tháng 11/2009 đến nay nên hàng ngàn hecta lúa - tôm tại Bạc Liêu bị chết trắng. Theo dự báo, tình hình xâm nhập mặn sẽ tiếp tục kéo dài và ngày càng lấn sâu vào các vùng nước ngọt khiến ngành nông nghiệp địa phương đang phải đau đầu với bài toán, ưu tiên sản xuất lúa hay chọn tôm?

Theo ghi nhận của ngành nông nghiệp Bạc Liêu, triều cường dâng cao trong những ngày qua đưa mặn xâm nhập sâu khiến nhiều diện tích lúa chết, nhiều hộ bị thiệt hại 100% diện tích. Để giảm mặn trên các dòng kênh, Ban điều tiết nước Bạc Liêu đã xả nước liên tục tại cống Hộ Phòng, giữ nguyên mực nước tại cống Giá Rai để tránh hiện tượng nước mặn từ Cà Mau xâm nhập sâu vào các vùng ngọt.

Ông Liên An Lộc, Phó phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Giá Rai cho biết: “Công tác điều tiết nước để giảm độ mặn tại các tuyến kênh chính năm nay thuận lợi hơn năm trước do có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ban ngành, địa phương. Ngoài ra, còn phải kể đến công tác đắp đập ngăn mặn tại các tiểu vùng”. Huyện Giá Rai đã tiến hành đắp đập, các địa phương khác cũng đã đắp và bồi trúc trên 10 đập ngăn mặn giữ ngọt để bảo vệ các trà lúa, nhờ đó, hậu quả do xâm nhập mặn gây ra đã dần được khắc phục, độ mặn trên các trục kênh chính giảm trên 50%.

Tuy nhiên, việc sản xuất của bà con vẫn tiếp tục gặp khó khăn khi nhiều diện tích vừa nhiễm mặn, vừa bị nắng nóng kéo dài, dẫn đến lúa chết khô hàng loạt. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp Bạc Liêu, ngoài việc xâm nhập mặn làm thiệt hại lớn đến sản xuất, một nguyên nhân không kém phần quan trọng là do người dân không tuân thủ đúng lịch thời vụ sản xuất lúa – tôm. Điển hình là nhiều người còn “nấn ná” với con tôm do giá tôm nguyên liệu cao nên việc cải tạo, cày ải để trồng lúa không thực hiện theo đúng kỹ thuật, phèn và mặn vẫn tiềm ẩn trong đất, xuống giống muộn...

Điều này dẫn đến tình trạng tại nhiều địa phương ở Bạc Liêu đang xảy ra tình hình tranh chấp giữa sinh thái mặn, ngọt, giữa người nuôi tôm và người trồng lúa. Hiện, một số diện tích lúa - tôm ở những nơi bị thiệt hại trắng đã được người dân bơm nước mặn vào để nuôi tôm trở lại. Trong khi đó, ở một vài tiểu vùng ngọt, người dân đang cố gắng chống chọi với tình hình xâm nhập mặn và nắng hạn để giữ trà lúa trong khi xung quanh đang bắt đầu quá trình mặn hóa. Tình hình này đặt ngành nông nghiệp tỉnh vào thế “tiến thoái lưỡng nan”, vì nếu kiên quyết “bế cống” để giữ trà lúa thì sẽ khởi đầu vụ nuôi tôm năm 2010 rất muộn. Còn ngược lại, nếu “xả cửa” cho nước mặn vào thì sẽ có thêm hàng ngàn hecta lúa sắp trổ bị triệt tiêu.

Thiết nghĩ, đây là vấn đề cấp thiết, các cấp, ban ngành của tỉnh Bạc Liêu cần có những giải pháp đồng bộ, lâu dài như yêu cầu bà con tuân thủ lịch thời vụ, đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống kênh mương, cống đầu mối phân ranh mặn – ngọt... để chủ động đối phó với tình trạng xâm nhập mặn, ổn định sản xuất lâu dài.

Châu Khánh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang