• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Ngãi: "Làm ruộng trên non” ở Sơn Mùa...

Nguồn tin: Báo Quảng Ngãi, 16/12/2009
Ngày cập nhật: 18/12/2009

Tuy là địa phương có diện tích chủ yếu là rừng, gò đồi nhưng với sự nỗ lực vượt bậc, nhiều đồng bào Cadong nơi đây đã trở thành "chủ nhân" của hàng ngàn mét vuông ruộng lúa nước. Bây giờ ở Sơn Mùa (Sơn Tây - Quảng Ngãi), việc khai hoang ruộng, tăng năng suất lúa đã trở thành động lực thôi thúc đồng bào Cadong vươn lên xóa đói giảm nghèo…

"Vựa lúa" Nước Min

Nhiều năm nay, đồng bào Cadong thôn Nước Min, xã Sơn Mùa luôn tự hào là địa phương có cánh đồng Nước Min rộng nhất huyện, với diện tích lên đến hơn 50 ha, mỗi năm cho thu hoạch 160 tấn lúa. Cánh đồng này còn được đồng bào nơi đây gọi là "vựa lúa" đảm bảo lương thực trong thôn và "chia lửa" khi giáp hạt cho nhiều đồng bào ở 4 thôn còn lại của xã Sơn Mùa...

Dẫn chúng tôi đi thăm cánh đồng Nước Min đang chuẩn bị vào vụ, ông Đinh Trọng Yến - Chủ tịch UBND xã Sơn Mùa giới thiệu vanh vách về "chủ nhân" của những diện tích ruộng đạt năng suất cao, giúp gia đình từ chỗ thiếu ăn sang no đủ, có của dư trong nhà. Ông Chủ tịch cũng nói về những nhọc nhằn khi thực hiện chủ trương khai hoang mở "vựa lúa": "Đồng bào mình có tập quán du canh phá rừng làm rẫy, chưa quen làm ruộng lúa nước, nên khi vận động khai hoang lập ruộng họ không mặn mà. Thế là xã yêu cầu cán bộ phải làm trước, để dân làng thấy hiệu quả làm theo. Một vụ, hai vụ rồi ba vụ... khi đồng bào tận mắt nhìn thấy những đồng lúa trĩu bông thì không cần phải tuyên truyền vận động gì nữa, họ tự nguyện tham gia phong trào phát triển diện tích ruộng lúa nước để có cơm ăn, xóa đói nghèo". Thấy vậy, đồng bào các thôn khác còn lại trong xã là Huy Em, Mang Tu La, Nước Vương, Tang Tông cũng làm theo...

Để kịp thời hỗ trợ người dân phát triển diện tích ruộng, tăng năng suất lúa, UBND xã Sơn Mùa đã thành lập Ban Chỉ đạo sản xuất, phân công các thành viên trong Ban phụ trách, hướng dẫn đồng bào từng khu dân cư và chịu trách nhiệm từng cánh đồng cụ thể. Chỉ trừ khi "đất nghỉ", còn trong suốt quá trình canh tác, cán bộ phụ trách phải thường xuyên báo cáo tiến độ phát triển của cây lúa, tình hình sâu bệnh trên từng cánh đồng, để UBND xã có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Xã quy định các thôn hàng tuần phải tổ chức họp dân khi thì hướng dẫn về quy trình khai hoang, lịch thời vụ, kỹ thuật ủ giống, gieo sạ, bón phân, thu hoạch, phơi lúa, bảo quản lúa... tùy theo yêu cầu của từng thời điểm. Nhờ thế, nhà nhà đều học thông, làm thạo, nên diện tích, năng suất không ngừng tăng lên. Từ chỗ cả xã chỉ có khoảng 25 ha ruộng lúa nước, với năng suất 15 tạ/ha khi "mở cõi" đến nay tăng lên hơn 106 ha, năng suất 33,5 tạ/ha.

Già làng Đinh Văn Húy, người dân thôn Huy Em, nhưng có 4 sào ruộng ở cánh đồng Nước Min, bày tỏ: "Đồng bào mình muốn no phải lo khai hoang, phát triển ruộng lúa nước. Cơm no bụng mới ra sức trồng rừng, làm giàu. Ở đây, nhà nào có ruộng lúa nước thì quanh năm đủ ăn, có xe máy, ti vi...".

Giao chỉ tiêu… "khai hoang"

Trao đổi về biện pháp phát triển diện tích ruộng lúa nước trên địa bàn, ông Đinh Trọng Yến cho biết: "UBND xã đã chỉ đạo các ngành và 5 thôn tăng cường tuyên truyền vận động người dân tập trung khai hoang ruộng lúa nước. Đảng bộ cũng đã ra "chỉ tiêu" mỗi hộ phải có ít nhất 1.000 mét vuông ruộng lúa nước. Đây là quyết sách không chỉ xóa đói giảm nghèo, mà còn là biện pháp "cắt đứt" cuộc sống du canh du cư phá rừng làm nương rẫy, xây dựng cuộc sống ổn định, ấm no". Xã Sơn Mùa cũng là xã có nhiều "đề nghị" mở lớp tập huấn khuyến nông nhất ở huyện Sơn Tây. Hằng năm, tại xã có hàng trăm lượt nông dân được Trạm Khuyến nông huyện tập huấn về kỹ thuật canh tác lúa nước, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lúa trên đồng ruộng. Từ đó, hầu hết đồng bào Cadong đã biết dùng trâu bò để cày ruộng; lựa chọn giống lúa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... một cách thuần thục.

Chúng tôi đến Sơn Mùa ngay vào thời điểm chuẩn bị vụ đông xuân, hỏi thăm đồng bào đang dọn ruộng, họ đều "thuộc bài" lịch thời vụ, giống lúa. Bà Đinh Thị Ớt, thôn Nước Vương, cho biết: "Nhà mình đang tập trung dọn ruộng, chuẩn bị ủ giống, đến cuối tháng là gieo sạ. Năm nay, cán bộ khuyến nông hướng dẫn mình chọn giống lúa NX23 là giống mới, cho năng suất cao, có khả năng kháng bệnh tốt...". Nghe nói vậy, tôi thật sự tin rằng đồng bào Cadong đã thật sự "mê" làm ruộng lúa nước và thuần thục trong canh tác như thế nào. Nhiều đồng bào Cadong Sơn Mùa còn cho biết thêm: "Làm ruộng lúa nước còn cho rơm rạ dùng làm thức ăn hoặc bỏ vào chuồng ủ ấm cho trâu bò trong mùa đông, hạn chế chết đói, chết rét".

THANH NHỊ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang