• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thanh Hóa: Cây mây nếp góp phần “xóa nghèo”

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa, 16/12/2009
Ngày cập nhật: 17/12/2009

Cây mây được trồng lâu đời và rất quen thuộc ở nước ta, nhất là với người dân nông thôn. Từ cây mây, người ta làm ra được rất nhiều vật dụng phục vụ đời sống, sinh hoạt thường ngày như: rổ, rá, bàn ghế, giỏ đựng đồ, làn xách... Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nhiều sản phẩm làm từ cây mây đã được thị trường trong nước và thế giới ưa chuộng. Nhiều tỉnh như Phú Thọ, Thái Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh... đã đưa cây mây nếp vào làm cây chủ lực để giảm nghèo cho người nông dân.

Ở tỉnh Thanh Hóa, cây mây nếp đã được trồng ở nhiều địa phương và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Xã Xuân Du (Như Thanh) đã đưa mô hình cây mây nếp vào trồng từ năm 2006, cho giá trị thu nhập cao. Anh Nguyễn Văn Sinh, phó chủ tịch UBND xã Xuân Du, cho biết: Những năm gần đây, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã đưa một số cây trồng có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất nhằm cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn xã, trong đó có 1,5 ha trồng cây mây nếp. Tính sơ bộ, cây mây ở Xuân Du đã thu hoạch được 15 tấn sản phẩm, cho giá trị thu nhập gần 80 triệu đồng. Trong những năm tới, xã sẽ tiếp tục nhân rộng diện tích cây mây nếp, vì sản phẩm mây thu hoạch sẽ được Công ty Dũng Tấn, tỉnh Thái Bình (nằm trong mạng lưới mây Việt Nam) bao tiêu toàn bộ cho bà con nông dân trên địa bàn.

Ông Lê Phú Tiến, Giám đốc Công ty TNHH Nam Dương (Như Thanh), là một trong những người đi đầu trồng cây mây nếp để xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân kể rằng, qua nhiều lần đi học hỏi kinh nghiệm ở các tỉnh bạn, ông đã mạnh dạn đầu tư ươm trồng 1.200m2 cây mây giống K83, loại giống có năng suất cao, bước đầu cây phát triển tốt, thích nghi với nhiều loại đất và khí hậu tỉnh ta. Cây mây nếp rất dễ trồng, chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao, có thể trồng dưới tán rừng, xung quanh nhà, quanh vườn, trồng làm hàng rào bảo vệ, đường ranh giới... Ngoài ra, cây mây còn có tác dụng giữ được độ phì nhiêu cho đất, chống rửa trôi xói mòn, giúp người nông dân tận dụng đất đồi bạc màu, hoang hóa để thâm canh tăng thu nhập. Trồng cây mây, bà con nông dân chỉ cần tập trung đầu tư năm đầu tiên còn các năm tiếp theo chỉ bỏ công chăm sóc là có thể thu hoạch tới 20 năm sau. Nếu trồng thâm canh, sản lượng thu hoạch năm đầu đạt 20 - 30 tấn/ha, những năm sau sẽ cho thu hoạch 2 đợt/năm, sản lượng đạt từ 50 đến 70 tấn. Ông Tiến nhẩm tính, giá mây hiện nay khoảng 7.000 đồng/kg, bình quân mỗi năm người nông dân có thể thu nhập khoảng từ 60 đến 70 triệu đồng/ha.

Trong chuyến làm việc tại huyện Như Thanh ngày 18-4-2009, đồng chí Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, đã có ý kiến chỉ đạo về trồng và nhân rộng mô hình cây mây nếp trên địa bàn huyện Như Thanh. Theo đó, huyện Như Thanh đã phối hợp với Công ty TNHH Nam Dương cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm mây, triển khai một số dự án trồng cây mây nếp. Dự kiến sẽ có khoảng hơn 300 ha đất hoang hóa, bạc màu trên địa bàn huyện Như Thanh được trồng cây mây nếp.

Để tìm hiểu thêm về cây mây nếp trên vùng đất xứ Thanh, chúng tôi đã tìm gặp anh Thiều Văn Lực, Trưởng phòng Bảo tồn thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh. Anh cho biết: Cây mây nếp rất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, đặc biệt là các huyện miền núi nơi có nhiều đất hoang hóa, bạc màu và sẽ là cây xóa nghèo cho bà con nông dân miền núi tỉnh ta. Đây là một loại cây dễ trồng, trong khi đó bà con nông dân tỉnh ta lại có tập quán trồng lâu đời nên nếu được đầu tư kỹ thuật và có chính sách phù hợp nhân rộng mô hình cây mây nếp thì trong một tương lai gần, cây mây nếp sẽ đáp ứng nhu cầu mây cho sản xuất trong nước và xuất khẩu.

Từ tình hình trên, hiện nay trên địa bàn tỉnh ta đã có một số dự án trồng cây mây nếp như trong đề án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa về hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân nằm trong vùng đệm Vườn quốc gia Bến En và Cúc Phương đã đưa mô hình cây mây nếp vào trồng hay mô hình trồng mây nếp ở Pù Luông (Bá Thước) và ở huyện Như Thanh...

Tuy nhiên, để phát triển cây mây nếp thành cây trồng hàng hóa, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, rất cần có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự hỗ trợ của các ngành chức năng. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng mây, tre đặt các cơ sở thu mua trực tiếp tại địa phương để tạo “đầu ra” ổn định cho cây mây.

Xuân Minh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang