• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Những biện pháp chống hạn cấp bách

Nguồn tin: Báo Kinh tế & Đô thị, 16/12/2009
Ngày cập nhật: 17/12/2009

Không còn là dự báo, vấn đề hạn hán trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhiều vùng nông thôn đã trở thành hiện hữu và đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung. Sốt sắng với tình trạng này, các Bộ, ngành đã vào cuộc chỉ đạo ráo riết, song với các địa phương, việc chống hạn dường như chưa được quan tâm đúng mức.

Chưa có địa phương nào chuyển đổi cây trồng để chống hạn

Theo ông Đàm Hòa Bình, Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi, dòng chảy trên hầu hết các sông trong 3 tháng qua (tháng 9, 10 và 11) đều thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN). Bên cạnh đó, vùng Bắc Trung bộ, vùng trung du miền núi Bắc bộ lượng nước ở các hồ chứa cũng rất thấp, chỉ đạt 60 - 70%. Bởi vậy, các cấp, ngành đang loay hoay trong việc điều hành nước tưới.

Lượng nước thiếu hụt lớn do năm nay mưa ít, chủ yếu tập trung vào đầu năm, còn từ tháng 9 đến nay, miền Bắc hầu như không có mưa. Trong khi lượng mưa giảm, tỷ lệ giờ nắng tăng lên khiến lượng nước bị bốc hơi rất lớn. Do vậy, lượng nước trên các sông, suối cũng bị cạn kiệt theo. Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, năm nay, lượng nước thiếu hụt tại các sông hồ đã lên 40 - 60% khiến tình hình khô hạn ngày càng diễn biến phức tạp. Ông Tăng cũng dự báo, từ tháng 12 đến tháng 4/2010, nền nhiệt độ trong tháng sẽ cao hơn TBNN với mức phổ biến từ 0,5 - 1,5 độ C, các đợt rét đậm tăng cường sẽ không kéo dài quá 5 ngày. Tuy nhiên, rét đậm cũng chỉ tập trung vào tháng 2, sang tháng 3, nền nhiệt độ sẽ ấm dần lên, thậm chí quá trình ấm dần sẽ diễn ra cao hơn mức bình thường. Thời tiết ấm dần lên, kéo theo số ngày có nắng nhiều làm thúc đẩy mạnh hơn quá trình bốc hơi nước trên các sông, hồ. “Từ nay đến tháng 2/2010, tại khu vực Bắc bộ sẽ hầu như không có mưa. Bởi vậy, lượng nước trên các dòng chảy và phục vụ sản xuất nông nghiệp sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào nước xả từ các hồ chứa”, ông Tăng nhấn mạnh.

Thực tế, hạn hán thiếu nước tưới, nước sinh hoạt đã khiến nhiều nơi gặp khó khăn trong sản xuất. Ông Phan Huy Thông, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt nhận định: “Tình hình thiếu nước đang rất gay go, toàn bộ hệ thống hồ thủy lợi, hồ chứa thủy điện, lượng nước đều thiếu hụt ở mức lớn. Trong khi đó, lượng nước tưới năm nay sẽ cần nhiều hơn năm ngoái từ 20 - 30% do Bắc bộ đã phải chịu hạn hán trong một thời gian dài không có mưa”.Theo ông Thông, để đối phó với việc thiếu nước tưới, Cục Trồng trọt đã khá gay gắt với các địa phương trong vấn đề chuyển đổi cây trồng, cây chịu hạn, tuy nhiên, các địa phương vẫn có thái độ “bình chân như vại”. Ông Thông cho biết: “Hiện tại, chưa có địa phương nào báo cáo về việc chuyển đổi cây trồng. Tại huyện Ba Vì (Hà Nội), yêu cầu phải chuyển từ 30 - 50% diện tích gieo cấy sang trồng cây rau màu, song đến nay, địa phương vẫn chưa triển khai, trong khi thời vụ đã bắt đầu khá lâu”.

Phải lắp đặt trạm bơm dã chiến

Không chỉ thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, thiếu nước sinh hoạt mà hiện tại, ngành điện lực cũng đang đau đầu với bài toán về nước. Tại cuộc họp bàn biện pháp chống hạn diễn ra ngày 8/12, ông Đỗ Mộng Hùng, Trưởng ban Kỹ thuật nguồn điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, mực nước ở hồ Hòa Bình hiện đã xuống thấp mức kỷ lục, 2 hồ Tuyên Quang và Thác Bà xuống thấp nghiêm trọng. Ngay từ đầu tháng 11, hồ Hòa Bình đã phải hạn chế phát điện để xả nước cho vùng hạ du.

Ông Hùng tính toán, năm 2008, lượng nước tiêu thụ từ 3 hồ chứa lớn là 3,4 tỷ mét khối, song năm nay, tổng lượng nước ở các hồ chỉ đạt 2,6 tỷ mét khối, trong khi, lượng nước tiêu thụ phục vụ sản xuất lại cần nhiều hơn. Nếu 3 nhà máy thủy điện lớn chỉ phát điện ở mức bình thường như mùa khô năm 2008, thì vùng hạ du cũng sẽ thiếu hụt đến 50% lượng nước sinh hoạt, nước sản xuất. “Nhu cầu nước sản xuất tăng lên sẽ là sức ép rất lớn cho các hồ chứa thủy điện. Bởi vậy năm nay, khu vực đồng bằng chỉ nên lấy nước tập trung vào 2 lần để phục vụ cho sản xuất, mặt khác, mức lấy nước cũng chỉ là 2,2m (năm ngoái là 2,5m). Kết hợp nạo vét, khơi thông các kênh dẫn nước ở 3 điểm lấy nước lớn trên hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Đồng thời, phải lên kế hoạch lắp đặt thêm nhiều trạm bơm dã chiến”, ông Hùng đề xuất.

Cùng quan điểm trên, ông Bình cho biết, Cục Thủy lợi đã chỉ đạo các địa phương lắp trạm bơm dã chiến để bơm nước phục vụ việc làm đất. Ông Bình cho rằng, khu vực Hà Nội tại 2 trạm bơm Xuân Quang và Liên Mạc phải triển khai lắp trạm bơm dã chiến lấy nước ngay từ bây giờ mới có thể cung cấp đủ nước tưới. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng đã có chỉ thị của Bộ trưởng Cao Đức Phát về việc sử dụng nước trong vụ Đông Xuân. Theo đó, Bộ trưởng đề nghị các địa phương nhanh chóng kiểm kê, dự tính lượng nước dữ trự, tiêu thụ trên địa bàn để lên phương án chống hạn cho địa phương mình; vùng nào không có khả năng đưa nước tưới vào phải chuyển sang trồng cây chịu hạn, chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng rau màu để tiết kiệm nước...

Trí Trung

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang