• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cánh đồng 60 triệu đồng/ha/năm ở Kiên Giang

Nguồn tin: Nhân Dân, 02/12/2009
Ngày cập nhật: 3/12/2009

Huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) từ lâu đã nổi tiếng với mô hình Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN). Năng suất lúa bình quân 14 tấn/ha/năm, nông dân Tân Hiệp trở thành "triệu phú" sau những vụ trúng mùa.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Ngay sau ngày đất nước hoàn toàn độc lập, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tân Hiệp bắt tay vào xây dựng quê hương, xóa đói, giảm nghèo. Với lợi thế nước ngọt quanh năm, người dân có trình độ học thức khá, nền móng cơ sở hạ tầng tương đối khá, Tân Hiệp đã tập trung sức chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Với bước đi đầu tiên là tập trung thực hiện nhiều nhóm công trình trọng điểm cho vùng sâu, vùng căn cứ kháng chiến, tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là đầu tư hệ thống đường giao thông nông thôn. Một mặt, Tân Hiệp tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, mặt khác kêu gọi, vận động nhân dân phát huy nội lực. Những con đường nối từ quốc lộ, đường chính vào các xóm, ấp, khu dân cư được mở rộng, hơn 90% diện tích được xây dựng, trong đó diện tích đường được bê-tông, láng nhựa hơn 75%. Những con kênh thủy lợi được nạo vét, đào mới bố trí như hình bàn cờ đưa nước ngọt vào sâu trong những cánh đồng "thẳng cánh cò bay". Những hàng cột điện được dựng lên, kèm theo là hệ thống thông tin liên lạc, loa truyền thanh được bố trí rộng khắp. Từ đó, chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, áp dụng khoa học kỹ thuật và nhiều vấn đề khác theo đó vào từng căn nhà, từng nông hộ. Người dân được tạo điều kiện tiếp xúc các nguồn vốn để đẩy mạnh đầu tư sản xuất, mua sắm phương tiện nghe nhìn, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất, sinh hoạt.

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chỉ tính từ năm 2001 đến nay, Tân Hiệp đã và đang thực hiện chín đề án và hình thành được mạng lưới chuyển giao khoa học kỹ thuật từ huyện đến Tổ nhân dân tự quản. Dưới Phòng NN và PTNT huyện có ba trạm chuyên môn: khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y. Ở cấp xã có trung tâm tư vấn dịch vụ nông nghiệp, Ban kinh tế khuyến nông. 70/70 ấp có Trạm khuyến nông, mỗi ấp có từ 15 đến 20 kỹ thuật viên được cấp giấy chứng nhận hoạt động. Ngoài ra, Tân Hiệp còn tranh thủ được các viện nghiên cứu, các trường đại học, các nhà khoa học cùng nhau ký kết hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Kỹ sư Lê Văn Tuyền, Trưởng Phòng NN và PTNT huyện Tân Hiệp cho biết: Từ năm 2001 đến nay, huyện Tân Hiệp mà cụ thể là Phòng NN và PTNT huyện đã cùng với các nhà khoa học nghiên cứu và áp dụng thành công nhiều đề tài khoa học. Một số đề tài như: "Áp dụng mười biện pháp giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm lúa cao sản". PGS, TS Nguyễn Bảo Vệ và KS Lê Văn Tuyền; "Thí điểm xây dựng sản xuất giống lúa nguyên chủng". TS Lê Văn Bảnh và KS Lê Văn Tuyền; "Thư viện điện tử cho cây trồng, vật nuôi". GS, TS Võ Tòng Xuân... đã được áp dụng và phát huy hiệu quả.

Cánh đồng 60 triệu đồng/ha

Chúng tôi đến Tân Hiệp đúng vào dịp nông dân một số xã xuống giống đợt một vụ đông xuân 2009 - 2010. KS Lê Văn Tuyền cho biết: Vụ đông xuân năm nay, Tân Hiệp xuống giống 36.168 ha (100% diện tích), chia làm hai đợt: đợt một từ ngày 4 đến 10-11 và đợt hai từ ngày 2-12 đến 8-12. "Vì theo dự báo từ tháng 10-2009 đến tháng 1-2010 có bốn đợt rầy nâu di trú tràn về. Nếu không sạ vào thời điểm trên lúa sẽ bị rầy hút chích, gây ra bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá", KS Lê Văn Tuyền nói. Trên cánh đồng của HTXNN Kinh 8A, xã Thạnh Ðông hôm nay, nông dân đồng loạt ra đồng gieo sạ lúa bằng kỹ thuật sạ hàng hoặc sạ thưa. Ông Vũ Ngọc Hứa, Chủ nhiệm HTX, cũng là một nông dân đang canh tác ba ha đất, cho biết: HTXNN Kinh 8A được thành lập từ năm 1996 với 100% số hộ và diện tích đất của ấp. Lúc mới thành lập, năng suất lúa chỉ đạt khoảng sáu tấn/ha/năm, nhưng nay đã tăng gần 14 tấn/ha/năm. Với việc áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, khoa học kỹ thuật hiện đại lợi nhuận cũng tăng lên từ 40 đến 50%, cao hơn nhiều lần so với khi mới thành lập HTX. Vụ đông xuân năm nay, HTXNN Kinh 8A sẽ đồng hành cùng với nông dân phấn đấu đạt năng suất từ 8,2 tấn/ha trở lên, nâng năng suất cả năm trên 14 tấn/ha.

Tương tự các xã khác của Tân Hiệp cũng phấn đấu đạt năng suất bình quân từ tám tấn/ha để nâng năng suất cả năm đạt 14,1 tấn/ha/năm, hoàn thành mục tiêu mỗi ha đất người nông dân thu nhập 60 triệu đồng/năm, lợi nhuận 30 triệu đồng/ha/năm. Ðể đạt mục tiêu này các xã Tân Hiệp A, Tân Hiệp B, Tân An, Tân Hòa, Thạnh Ðông A phải đạt năng suất 8,2 tấn/ha; các xã Thạnh Ðông B, Tân Hội, Tân Thành, thị trấn Tân Hiệp từ tám tấn/ha trở lên; hai xã còn lại là Thạnh Trị, Thạnh Ðông phải đạt từ 7,8 tấn/ha trở lên. Theo KS Lê Văn Tuyền, vụ đông xuân này, trước khi xuống giống nông dân thực hiện triệt để khâu vệ sinh như trục, xới đất để tiêu diệt sâu bệnh lưu trú trên đồng ruộng; chủ động máy móc, điện khí hóa để bơm tưới và gieo sạ đồng loạt dứt điểm mỗi đợt trong vòng từ 5 đến 7 ngày bằng giống chất lượng cao. Bên cạnh đó, các trạm chuyên môn đang tăng cường tập huấn đầu vụ các biện pháp giảm chi phí sản xuất, nâng chất lượng sản phẩm, trình diễn chương trình "ba giảm ba tăng" để nông dân làm theo; điều tra báo cáo tình hình sâu bệnh thông tin cho nông dân; diệt ốc bươu vàng, chuột, bằng các biện pháp phòng trừ tổng hợp và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong và sau thu hoạch...

Theo đồng chí Trần Xuân Hoàng, năng suất, sản lượng, thu nhập tất cả mà Tân Hiệp đề ra đều nằm trong tầm tay. Vì từ năm 2001 đến nay chưa năm nào Tân Hiệp "bể kế hoạch" trong sản xuất nông nghiệp. Chỉ tính gần đây nhất là năm 2008, với diện tích gieo sạ 36.186 ha, năng suất bình quân hai vụ lúa là 14,3 tấn/ha/năm, cao nhất từ trước đến nay, sản lượng lương thực đạt 520 nghìn tấn (chiếm 1/6 toàn tỉnh), hơn 80% sản xuất giống lúa chất lượng cao, giá trị sử dụng đất hơn 60 triệu đồng/ha/năm, chi phí sản xuất cho một kg lúa bình quân 2.600 đồng (vùng ÐBSCL 3.600 đến 3.800 đồng/kg), lãi sản xuất lúa từ 45 đến 50%.

Những kinh nghiệm

Giải thích về "hiện tượng" Tân Hiệp, KS Lê Văn Tuyền, người nhiều năm gắn bó với đồng ruộng Tân Hiệp cho rằng: Xuất phát điểm của Tân Hiệp có những điều kiện thuận lợi hơn những địa phương khác trong tỉnh và khu vực, tuy nhiên cũng có một số vùng lân cận có cùng điều kiện với Tân Hiệp nhưng chưa có được những thành tựu như Tân Hiệp. Tân Hiệp có được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo sâu sát, am hiểu tình hình thực tế của địa phương, biết lắng nghe những đề xuất hợp lý của đội ngũ cán bộ, tham mưu giỏi để có những quyết sách hợp lý. Bên cạnh đó, Tân Hiệp biết tranh thủ nguồn lực từ kinh tế của các tổ chức cá nhân để đầu tư cơ sở hạ tầng, đến "chất xám" của các viện, trường, nhà khoa học để giúp kinh tế nông nghiệp phát triển. Hình thành được đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, nhiệt tình, bám sát đồng ruộng và điều quan trọng hơn cả là từng bước hình thành được một lực lượng đông đảo kỹ thuật viên là những nông dân quanh năm cận kề bên thửa ruộng "biết nhìn và nghe được hơi thở của đất".

Theo GS, TS Võ Tòng Xuân, Tân Hiệp đã cụ thể hóa được các giải pháp tăng năng suất, giảm chi phí giá thành sản xuất như: Ðiện khí hóa khâu tưới (62% diện tích), cơ giới hóa khâu cày ải phơi đất (100%), gặt đập liên hợp (95%). Nông dân Tân Hiệp đã hợp tác cùng nhau gieo sạ - né rầy, bón phân, phòng trị sâu - rầy - bệnh hại, làm tốt công tác chuyển giao - ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng giống lúa mới chất lượng cao, kháng sâu bệnh đủ tiêu chuẩn phẩm cấp. PGS, TS Nguyễn Bảo Vệ, Trưởng bộ môn khoa học cây trồng Trường đại học Cần Thơ nói: "Thật tuyệt vời khi huyện Tân Hiệp đã vượt qua ngưỡng 14 tấn/ha/năm. Năng suất vụ hè thu đã vượt qua ngưỡng sáu tấn/ha, bằng với năng suất bình quân vụ đông xuân của khu vực. Theo tôi đạt được kết quả này bắt nguồn từ sáng tạo của đề án "Mười biện pháp giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm". Chúng tôi đã nghiên cứu thành tựu tiến bộ này đưa vào giáo trình giảng dạy cho sinh viên đại học và học viên cao học, nghiên cứu sinh".

Việc nhân rộng mô hình sản xuất lúa tại huyện Tân Hiệp ra các địa phương khác là một việc làm cấp bách và rất cần thiết, tuy nhiên sẽ rất khó khăn và phải tốn kém rất nhiều thời gian. Trong khi Tân Hiệp hiện đang tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp để giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận, góp phần nâng cao đời sống nông dân.

VIỆT TIẾN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang