• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sử dụng phân bón hữu cơ sinh học cho cây trồng: Thiết thực nhưng chưa phổ biến

Nguồn tin: Báo Hải Phòng, 30/11/2009
Ngày cập nhật: 1/12/2009

Thực tế chăm sóc cây trồng bằng phân bón hữu cơ sinh học đem lại năng suất cao hơn, bảo đảm môi trường, nhưng giá thành cao, phương thức sử dụng chưa đơn giản… đang là trở ngại trong việc khuyến khích sử dụng, khiến nhiều người dân chưa mặn mà với sản phẩm phân bón.

Năng suất tăng, giảm bạc màu

“Các nhà sản xuất phân hữu cơ sinh học đang hướng về bà con nông dân Hải Phòng với mong muốn góp phần đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn trong khi vẫn giữ được độ phì nhiêu của đất, giữ cân bằng sinh thái, hạn chế thấp nhất tác động đến môi trường”. Đó là tâm sự của ông Ben-gia-min Lu-kes, chủ tịch Tập đoàn Agmor (Hoa Kỳ), đơn vị sáng chế phân bón hữu cơ sinh học hàng đầu thế giới, tại hội thảo gần đây do Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức. Quan điểm đó được nhiều nông dân, chủ nhiệm các HTX nông nghiệp, nhà quản lý các quận, huyện có sản xuất nông nghiệp đồng tình vì họ đã và đang thử nghiệm thành công chăm sóc cây trồng bằng phân sinh học. Thực tế, một số ruộng lúa chỉ bón phân hóa học, hiện tượng cây lúa kém sinh trưởng, bị bệnh đốm nâu nghẹt rễ nhiều hơn so với những ruộng có bón phân hữu cơ. Một số bệnh như chết ẻo, héo xanh do vi khuẩn, bệnh chết héo vàng do một số loại nấm gây hại cho các loại cây trồng ngắn ngày như dưa hấu, đậu phụng, cà chua, ớt... khá phổ biến nhưng chưa có thuốc đặc trị. Để khắc phục, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp sạch bền vững, nhiều sản phẩm phân bón dạng hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp như phân bón hữu cơ sinh học Neb-26, WEGH, HUMIX, VEDAGRO, KOMIX, phân vi sinh BIOGRO… đã và đang được đưa vào thử nghiệm, ứng dụng.

Ông Đỗ Văn Phú - nông dân xã Đông Phương (Kiến Thụy) chia sẻ: 5 sào lúa vụ mùa vừa qua của gia đình sử dụng phân hữu cơ sinh học Neb-26 bón lót và bón thúc cho lúa, cây phát triển khỏe hơn, lúa bén rễ nhanh hơn, tăng sức đề kháng, hạn chế sâu bệnh, thu hoạch sớm hơn 5 đến 7 ngày, năng suất 250 kg/sào, tăng 15%.

Vụ mùa vừa qua, huyện Kiến Thụy triển khai mô hình sử dụng phân hữu cơ sinh học ở 23 xã với diện tích hơn 25ha. Trạm phó Trạm Khuyến nông Kiến Thụy Đoàn Thị Mít đánh giá: Phân bón hữu cơ sinh học có nhiều tính năng ưu việt, năng suất tăng từ 10 đến 20% so với dùng các loại lân đạm thông thường. Mặt khác, bón phân hữu cơ sinh học giảm chi phí đầu tư, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, góp phần cải tạo độ phì nhiêu của đất.

Chậm chuyển giao kỹ thuật, khó phổ biến

Năm 2009, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các đơn vị phân phối và địa phương đưa nhiều loại phân hữu cơ sinh học vào sản xuất, chăm bón lúa và các loại cây trồng như thuốc lào, rau, khoai tây… trong đó một số địa phương làm điểm mô hình trình diễn với diện tích hàng nghìn ha như Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão, Kiến Thụy, Thủy Nguyên… Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Dương Đức Tùng cho biết: Sử dụng phân bón hữu cơ là một trong những biện pháp mở rộng ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, bảo đảm vệ sinh môi trường, giảm sâu bệnh, tăng độ màu mỡ trong đất, tăng năng suất, chất lượng cây trồng, tạo giá trị thu nhập cao cho đại bộ phận hộ nông dân trên địa bàn thành phố.

Tuy nhiên, thực tế các địa phương cho thấy, sử dụng phân hữu cơ vi sinh chưa thể phổ biến, nếu không muốn nói là nhiều người dân còn thờ ơ. Theo lý giải của Trạm phó Trạm Khuyến nông Vĩnh Bảo Vũ Quốc Ngữ: “Người dân mới tiếp cận cách sử dụng phân hữu cơ sinh học, chưa thể thay đổi thói quen chăm sóc cây trồng bằng phân đạm, lân, ka-li, vừa sẵn có, dễ mua lại sử dụng được ngay mà không cần hướng dẫn. Do vậy, tiếp tục thực nghiệm phân hữu cơ trên cây trồng vụ đông này và lúa xuân 2010 để người dân thấy rõ hơn tính ưu việt của sản phẩm”.

Giúp bà con nông dân thấy được lợi ích và quen dần với việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, trước tiên cần tránh tình trạng độc quyền phân phối sản phẩm như hiện nay, gây nghi ngại, khó khăn trong tiếp cận nguồn hàng với người dân. Mặt khác, theo phản ánh của nhiều người, tuy tiết kiệm chi phí sản xuất, nhưng giá thành phân bón vẫn cao, thậm chí có hiện tượng chênh lệch giá. Chưa có chính sách khuyến khích, song điều khiến người dân chưa yên tâm sử dụng chủ yếu do kỹ thuật sử dụng, pha chế và chăm bón phân hữu cơ sinh học phức tạp hơn, trong khi đây mới là quá trình thử nghiệm, do đó đòi hỏi chú trọng tập huấn kỹ thuật cho người dân.

Phân hữu cơ sinh học là sản phẩm phân bón được tạo thành thông qua quá trình lên men vi sinh vật các lớp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau, có sự tác động của vi sinh vật hoặc các hợp chất sinh học được chuyển hóa thành mùn. Trong loại phân này có đầy đủ các thành phần là chất hữu cơ, có phối chế thêm tác nhân sinh học như vi sinh, nấm đối kháng, bổ sung thêm thành phần vô cơ đa lượng NPK và vi lượng.

Tùy thuộc vào nhu cầu sản xuất, bà con trộn phân hữu cơ cùng các loại phân nguyên liệu để bón lót hoặc bón thúc, sao cho cây trồng phát triển tốt nhất. Phân phức hợp hữu cơ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng cao nên khi bón trộn đều với đất.

Văn Lượng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang