• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gặp gỡ những nông dân thực hiện mô hình sản xuất chăn nuôi mùa nước nổi có hiệu qủa

Nguồn tin: AG, 29/8/2005
Ngày cập nhật: 29/8/2005

Hội nghị sơ kết 3 năm từ 2.002 đến 2.004 về việc thực hiện đề án 31, phát triển sản xuất, giải quyết việc làm trong mùa nước nổi vừa được UBND tỉnh tổ chức vào đầu tháng 8 vừa qua diễn ra sôi nổi và sinh động. Bởi vì ngoài báo các chính của Ngành nông nghiệp đánh giá qua 3 năm thực hiện đề án trên còn có nhiều báo cáo điển hình về mô hình sản xuất, chăn nuôi đạt hiệu qủa cao. Gặp gỡ những điển hình tiên tiến trong phong trào này, chúng tôi đã ghi nhận được ở họ tinh thần vượt khó ham học hỏi từ mảnh đất miếng vườn bỏ không những mùa nước nổi trước đây, nay áp dụng mô hình sản xuất đã cho kết qủa rất cao góp phần cải thiện cuộc sống hiện nay.

Người đầu tiên mà chúng tôi gặp gỡ đó là ông Trần Văn Săn, ngụ ở ấp Phú Tây xã Phú Thuận huyện Thoại Sơn. Với dáng người ốm, gầy gầy nước da ngâm ngâm, mặc áo bỏ trong quần trôngrất chỉnh tề khó ai mà biết được ông chính là nông dân rặc, một năm suốt mùa “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”. Sau lời chào hỏi đầu tiên, ông Săn đưa cho chúng tôi xem bảng báo cáo điển hình về mô hình của mình rồi kể liền một mạch. Với diện tích canh tác lúa là 60 công, sản xuất vụ đông xuân thu hoạch bình quân 6,5 tấn/ ha tức khoảng 39 tấn lúa trị giá khoảng 78 triệu đồng, nếu trừ chi phí đầu tư cũng còn lãi khoảng 46 triệu đồng. Còn sản xuất lúa vụ hè thu có năm lỗ chi phí, bởi đây là vùng trũng năng suất đạt không cao. Sau khi được lãnh đạo tỉnh cho đi học tập mô hình nuôi tôm ở Thái Lan, về ông làm thử rồi rút kinh nghiệm nên mỗi vụ thay vì trồng lúa vụ hè thu thì ông thả nuôi tôm mùq nước nổi thu được kết qủa rất cao. Riêng năm 2.004, sau khi thu hoạch lúa đông xuân ông Săn thả nuôi trên 600.000 con tôm giống, thu hoạch được 9 tấn tôm thịt, bán được 580 triệu, trừ tất cả các chi phí còn lãi 180 triệu đồng, đây quả là con số bất ngờ, bởi vì chỉ 1 vụ tôm mà ông lời bằng 4 vụ làm lúa. Chính vì vậy phong trào nuôi tôm trong mùa nước nổi xã Phú Thuận và các xã lân cận tăng rất nhanh, hiện trong vùng đã có trên 300 ha áp dụng mô hình 1 lúa 1 tôm như ông Trần Văn Săn.

Người thứ 2 mà chúng tôi tiếp xúc đó là ông Võ Hữu Đời, ngụ ở ấp Trung Hoà xã Tân Trung huyện Phú Tân. Theo lời kể của ông Đời thì gia đình ông có 8 nhân khẩu không có đất sản xuất phải đi làm thuê làm mướn kiếm sống qua ngày, nếu không nhờ nghề ương cá lóc giống thì gia đình không được như ngày hôm nay. Từ năm 1999 ông đến huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp mua 2 cặp cá lóc giống về ương đẻ được 5 bầy khoảng 30.000 con. Nuôi giống được 2 tháng thì bán thu lãi được 20 triệu đồng. Thấy mô hình ương cá lóc giống đạt hiệu qủa cao nên năm tiếp theo ông mua thêm 10 cặp cá lóc giống ương trên 15 bầy, riêng tiền bán giống vụ này thu lãi trên 60 triệu đồng. Hiện nay ông Võ Hữu Đời có trên 100 cặp cá lóc giống và nuôi thêm 10.000 con cá thịt, riêng năm 2.004 vừa qua ông đạt doanh thu trên 300 triệu đồng, trừ chi phí ông lãi trên 100 triệu đồng, chẳng những thoát được nghèo ông còn trở thành hộ khá giả cất được ngôi nhà mới, mua sắm phương tiện sinh hoạt trong gia đình. Nhiều người biết ông Đời bởi ông là chuyên gia ương giống cá lóc ở địa phương, giống cá đưa ra hầu hết đều đạt chất lượng từ đó mô hình nuôi cá lóc mùng ở xã Tân Trung bắt đầu phát triển.

Gặp gỡ anh Nguyễn Văn So, ngụ ở ấp Vĩnh Thuận xã Vĩnh hanh huyện Châu Thành, với mô hình nuôi lươn trong bồn nylon mỗi năm anh cũng thu lãi hàng chục triệu đồng. Mùa lũ năm 2000 anh So làm thử bồn nuôi lươn diện tích 32m2 thảo 160 ký giống. Sau vài tháng nuôi hàng ngày anh đều thấy lươn chết, anh đi hỏi các chà chuyên môn nuôi trồng thuỷ sản ở huyện mới biết mật độ thả qua dầy làm lươn chết. Thấy vậy anh So đầu tư làm thêm 1 bồn nylon và sang lươn ra làm 2, sau đó lươn không còn bị hao, đến thu hạoch được 350 ký bán trừ chi phí còn lãi trên 2,5 triệu đồng. Sau đó anh tiếp tục đầu tư thêm 2 bồn nữa, năm 2.004 với 250 ký lươn giống sau 6 tháng nuôi anh thu hoạch được 900 ký lươn thịt, bán giá cao thu lãi trên 30 triệu đồng. Còn anh Nguyễn Văn Ây, ngụ ấp Kiến Hưng xã Kiến Thành huyện Chợ Mới thì cho rằng với 4 công trồng lúa không đủ sống, nên anh áp dụng mô hình trồng nấm rơm. Với lượng rơm đất nhà không đủ anh phải mua thêm 100 công rơm xung quanh để chất 1.000 mét mô trồng nấm. Vốn đầu tư trồng nấm rơm ít mà mau thu hồi vốn, chỉ trong 1 tháng, mô hình trồng nấm rơm của anh có thể thu lãi trên 3 triệu đồng. Vì vậy anh Ây cho rằng mùa nước nổi chính là mùa để gia đình anh làm ăn tăng thu nhập cho gia đình.

Còn nhiều mô hình nữa, nhưng có điều mà chúng tôi rút ra được là hầu hết các mô hình sản xuất, chăn nuôi mùa nước nổi nếu chịu khó học hỏi biết tính toán thì cho dù mô hình nào đi nữa cũng sẽ thành công. Mong rằng những mô hình sản xuất có hiệu qủa mùa nước nổi đang xuất hiện ngày càng nhiều ở địa phương sẽ được chính quyền, và hội nông dân các cấp quan tâm nhân rộng trong bà con nông dân để biến mùa nước nổi thật sự trở thành mùa để làm ăn ./.

Trung Liêm

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang