• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghề trồng lúa ở Hậu Giang phát triển

Nguồn tin: Nhân dân, 28/11/2009
Ngày cập nhật: 29/11/2009

Lúa mùa đã được trồng rất lâu và nhanh chóng mở rộng sang những vùng ngập lũ thường xuyên, vùng này chịu ảnh hưởng mạnh của lũ hằng năm về sớm và ngập sâu. Ðến đầu những năm 70 của thế kỷ trước, lúa mùa một vụ phát triển mạnh ở tỉnh Hậu Giang, với các giống địa phương chủ yếu nông dân gieo sạ hằng năm như trắng tép, trắng lùn, trắng phước, chệt xanh, chệt cục, móng heo, xa súc, tào nút, đuôi trâu. Nông dân thường gieo sạ theo phương pháp:

- Cày đất trước khi sạ lúa: Dùng sức kéo gia súc cày đất trước khi gieo sạ, phơi đất từ 1,5 đến 2 tháng sau đó cày lại lần hai rồi mới đem giống gieo sạ (sạ khô vào khoảng tháng sáu hằng năm) với lượng giống 10 kg/công. Ðến khi mưa xuống, lúa nảy mầm và phát triển, có khả năng vươn lên theo lũ.

- Gieo mạ: Ðây là phương pháp làm giảm đáng kể thời gian sinh trưởng của cây lúa trên nền đất phì nhiêu, thích ứng với chế độ nước lên xuống hằng ngày, tránh được cỏ dại hằng năm cạnh tranh và việc sử dụng cây con khỏe, lớn sẽ giúp cho việc thích ứng với điều kiện vật lý của vùng. Ðầu tiên, nương mạ được chuẩn bị vào đầu mùa mưa (thông thường là muộn hơn tháng năm dương lịch) trên nền đất cao hoặc cạnh kênh đào. Ba ngày trước khi sạ, hạt lúa được ngâm trong nước một ngày, sau đó được giữ trong một cái rổ phủ lá chuối trong hai ngày. Lượng giống gieo mạ là 100 - 120 kg/công. Sau 40 - 50 ngày (khoảng tháng tám), lúa được cấy xuống ruộng nhằm tránh mực nước quá cao.

- Cấy lúa hai lần: Nông dân gieo mạ, sau đó cấy dặm (bứng lúa xong là cấy ngay). Sau đó họ chuẩn bị đất để cấy lần hai: Phát cỏ, cào cỏ gom thành dòng, sau đó chế đất (làm cỏ lần 2) và tiến hành cấy lúa. Sau khi cấy lúa xong, nông dân kéo các dòng cỏ tập trung thành mô để trồng rau màu chuẩn bị ăn Tết Âm lịch. Ðồng thời nông dân cấy dặm lại các dòng cỏ đã kéo đi.

Cả hai phương pháp trên, nông dân không sử dụng hóa chất nông nghiệp. Khi nước rút khô mặt ruộng cũng là thời điểm lúa đã chín, sẵn sàng cho thu hoạch. Nông dân dùng lưỡi hái hoặc vòng gặt lúa để thành mớ lúa nguyên hàng thẳng lối. Sau đó nông dân (thường là nam) dùng dụng cụ để gom năm, sáu mớ lúa cho đầy công cụ gom gọi là cặp đập lúa, họ đem phần lúa này đập vào một công cụ gọi là bồ đập lúa để lấy hạt. Khi bồ đập đã đầy thì đổ vào các bao chứa lúa sẵn sàng để vận chuyển về nhà phơi khô dự trữ hoặc bán cho thương lái. Hoặc khi cắt lúa xong, các mớ lúa được bó lại, dùng trâu kéo đem về sân nhà để trâu đạp ra lúa hạt. Năng suất trung bình 2 tấn/ha.

Kể từ năm 1986 đến 1988 và đặc biệt là sau cải cách nông nghiệp, với sự đầu tư hệ thống thủy lợi, kênh rạch, điều khiển nước, chủ động tưới tiêu đồng ruộng, cơ giới hóa được phát triển mạnh mẽ và nhất là cuộc cách mạng khoa học trong nông nghiệp thành công, nhiều giống lúa ngắn ngày năng suất cao được đưa vào sản xuất. Lúa mùa được thay thế, lúa hai vụ đã nhanh chóng mở rộng, các giống lúa cao sản ngắn ngày được áp dụng rộng khắp lúc này là thần nông 5, thần nông 8, 732, C 4. Mặc dù vấn đề ngập lụt vẫn còn duy trì như lũ đến sớm hơn (vào đầu tháng tám) nhưng cánh đồng lúa mở rộng từ những vùng gần sông đến tất cả các vùng có thể tưới bằng nước mưa, ngoại trừ những vùng đất có vấn đề nghiêm trọng như phèn nặng. Ngày nay, với sự suy giảm của đất hoang, lịch mùa vụ đã được quản lý tốt hơn, từ đó hình thành những hệ thống canh tác trên nền lúa trở nên phức tạp hơn: Diện tích lúa ba vụ/năm, mô hình đa canh cây trồng cạn, 2 lúa - 1 màu, 2 lúa - 1 thủy sản... Trong hầu hết các trường hợp, cây trồng cạn trong mô hình đa canh được tưới bằng tay hoặc những máy bơm nhỏ. Các hệ thống này trở nên rất phát triển và góp phần gia tăng đáng kể thu nhập của nông dân.

HIỆN nay, diện tích trồng lúa trên tỉnh Hậu Giang trung bình mỗi vụ 80.000 ha, các giống lúa gieo sạ chủ yếu là giống ngắn ngày có thời gian sinh trưởng từ 90 đến 100 ngày, năng suất cao như HG2, OM4900, OM5636, OM6162, OM6073... Nông dân rất hiểu và áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong làm đất, chọn giống, bón phân phun thuốc, sử dụng cơ giới hóa trong khâu thu hoạch. Năng suất trung bình 5 tấn/ha. Ðể tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong giai đoạn hội nhập, tỉnh Hậu Giang đang chọn giống lúa HG2 - ngắn ngày, phẩm chất tốt để gieo trồng theo hướng an toàn thực phẩm. Hướng dẫn nông dân quy trình sản xuất, sử dụng cơ giới hóa trong thu hoạch, hướng dẫn cách bảo quản tốt để tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng và tiến tới xây dựng thương hiệu.

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang