• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hải Dương: Làm giàu từ cà rốt

Nguồn tin: Web Chính phủ, 24/11/2009
Ngày cập nhật: 25/11/2009

Đi trên bờ đê của xã Đức Chính (huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) nhìn xuống hai bên đường là những cánh đồng trồng cà rốt xanh ngút ngàn. Nhờ ”vựa” cà rốt này, hàng trăm gia đình trở thành triệu phú, có người trở thành tỷ phú.

Cách Hà Nội hơn 50 km, dọc theo quốc lộ 5, chúng tôi đến xã Đức Chính, một xã có tổng diện tích hơn 700 ha với hơn 6.000 dân đang giàu lên nhờ cây cà rốt.

Kiếm tiền tỷ từ cây cà rốt

Trao đổi với chúng tôi về việc đẩy mạnh việc trồng cây cà rốt vào vụ đông, ông Trần Văn Tài, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết đầu những năm 1980, người dân trong xã đã đưa cây cà rốt vào trồng vụ đông ở những thửa đất ven sông. Tuy nhiên, diện tích trồng cây cà rốt vừa nhỏ vừa manh mún nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật gặp rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó, giống cà rốt mà người dân sử dụng lúc đó là giống của Trung Quốc và Đài Loan không phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương nên cho năng suất thấp.

Đến năm 1995, khi thị trường ngày càng có nhu cầu lớn, người dân trong xã bắt đầu mở rộng quy mô trồng cây cà rốt nhưng do vẫn sử dụng giống cũ cho năng suất không cao nên cây cà rốt chưa phát huy được thế mạnh. Năm 2003 đánh dấu bước phát triển mới của cây cà rốt khi xã Đức Chính được tỉnh Hải Dương chọn đầu tư xây dựng vùng trồng cây cà rốt an toàn của tỉnh.

“Ngay khi được tỉnh đầu tư, chúng tôi nhận thấy đây là điều kiện thuân lợi để xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần thay đổi đời sống người dân. Bởi vậy, chính quyền xã chủ trương đẩy mạnh việc trồng cây cà rốt theo hướng sản xuất hàng hóa, quyết định đưa giống mới vào sản xuất để đem lại hiệu quả kinh tế cao”, ông Trần Văn Tài nói.

Trước hết, dự án của tỉnh Hải Dương đã cung cấp cho người dân xã Đức Chính giống cà rốt của Nhật Bản có chất lượng cao, phù hợp với đất nông nghiệp của địa phương. Thực tế cho thấy, khi đưa vào sản suất với quy mô lớn, giống mới đã cho năng suất cao hơn, chất lượng đảm bảo, có hình thức và mầu sắc đẹp nên giá trị của cây cà rốt được nâng lên rõ rệt. Đến nay toàn bộ diện tích hàng trăm ha cây cà rốt trong xã đều sử dụng giống cà rốt của Nhật Bản.

Không chỉ vậy, dự án của tỉnh còn kết hợp với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp của xã mở các lớp tập huấn, tiến hành chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất cây cà rốt cho nông dân. Đến nay, có 80% hộ dân trong xã đã xây dựng đường ống dẫn nước tưới ngầm dưới đất, sử dụng máy bơm để tưới nước và 50% số gia đình dùng máy gieo hạt thay cho cách làm thủ công trước kia.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sản suất, Ủy ban xã thường xuyên tiến hành tu sửa và xây dựng hệ thống kênh mương, đảm bảo đủ nước tưới; đồng thời kiên cố hóa đường giao thông, hơn 3 km đường ở khu vực chuyên canh cây cà rốt đã được bê tông hóa.

Nhờ những biện pháp trên mà việc trồng cây cà rốt của xã Đức Chính thu được nhiều kết quả. Trước kia, diện tích trồng cây cà rốt chỉ khoảng 50 – 60 ha, đến năm 2009 tăng gấp 6 lần, lên hơn 355 ha. Mỗi ha trồng cây cà rốt cho sản lượng hơn 42 tấn với giá trị đạt gần 150 triệu đồng/ha, cao gấp 7 lần so với trồng lúa. Năm 2008, tổng diện tích trồng cà rốt toàn xã gần 350 ha cho tổng sản lượng hơn 25.000 tấn với giá trị hơn 62 tỷ đồng. Cả xã có hơn 300 hộ (chiếm 7% số hộ trong xã) có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm từ cây cà rốt.

“Chúng tôi đang đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho cây cà rốt xã Đức Chính để xuất khấu ra thị trường thế giới, rất mong các cơ quan chức năng vào cuộc giúp đỡ chúng tôi để đưa cây cà rốt vươn xa hơn nữa”, ông Trần Văn Tài thiết tha đề nghị.

Tỷ phú nông dân

Nhìn về phía cánh đồng cà rốt xanh tốt trước mặt, ông Trần Văn Tài cho biết thêm, nhờ cây cà rốt mà hàng trăm gia đình trở thành triệu phú, có người trở thành tỷ phủ.

Anh Nguyễn Văn Chung là một nông dân tiêu biểu trong xã làm giàu từ cây cà rốt. Anh cho biết, trước đây gia đình anh chỉ có vài sào trồng cà rốt. Nhận thấy cây cà rốt ngày càng phát triển cho giá trị kinh tế cao nên anh quyết định mở rộng quy mô sản xuất. Đến khi người dân trong xã đẩy mạnh trồng cây cà rốt cho sản lượng lớn, anh chuyển từ trồng cà rốt sang thu mua, chế biến để xuất cà rốt ra thị trường bên ngoài, góp phần bao tiêu sản phẩm cho người dân trong xã.

Tháng 6/2006, anh mạnh dạn thế chấp sổ đỏ vay vốn ngân hàng và người thân, cùng số tiền anh có, thuê hơn 8.000 m2 đất để mở cơ sở chế biến rau quả ngay tại xã. Anh một mình lăn lội sang Trung Quốc tham quan, học tập cách xây dựng nhà xưởng và mua dây chuyền công nghệ. Tính ra, anh đã đầu tư gần 10 tỷ đồng vào cơ sở chế biến rau quả của mình.

Bên cạnh đó, anh đẩy mạnh liên kết với các công ty trong và ngoài tỉnh để tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm từ cây cà rốt. Đến nay, thi trường tiêu thụ của anh đã rộng khắp cả nước và bước đầu giao thương với các bạn hàng Trung Quốc. Năm 2008, cơ sở chế biến của anh xuất hơn 10.000 tấn rau các loại, trong đó chủ yếu là cây cà rốt với tổng doanh thu hơn 30 tỷ đồng. Cơ sở của anh còn giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động với mức lương 2,5 triệu đồng/tháng và hơn 100 lao động mùa vụ. Từ một người nông dân có cuộc sống khó khăn, anh trở thành tỷ phú nhờ cây cà rốt.

Nguyễn Thắng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang