• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách: Nguyên nhân phát sinh dịch bệnh

Nguồn tin: LĐ, 28/8/2005
Ngày cập nhật: 28/8/2005

Sự lan truyền của bệnh khuẩn lợn và số lượng người chết gia tăng ở tây nam Trung Quốc (TQ) đã gióng lên một hồi chuông báo động về việc sử dụng kháng sinh lan tràn và bừa bãi trên cơ thể người và động vật ở Châu Á (trong đó có Việt Nam) làm tăng sức đề kháng của vi khuẩn.

Dịch bệnh

Bệnh khuẩn lợn - gây ra do liên cầu khuẩn streptococcus - bùng phát hồi tháng 6 vừa qua tại tỉnh Tứ Xuyên (TQ) đã làm 214 người nhiễm bệnh và 39 người chết. Đây là một tử suất rất cao (gần 20%) trong khi tử suất đối với bệnh cúm thông thường chỉ là 1%. Phần lớn bệnh nhân bị nhiễm bệnh sau khi mổ thịt, tiếp xúc hay ăn thịt lợn bệnh. Nhiều người trong số họ tử vong chỉ trong vòng 1 ngày sau khi có triệu chứng.

Nghiêm trọng hơn, đã có dấu hiệu lan tràn của dịch bệnh đến các khu vực khác của TQ. Tổ chức y tế Hồng Kông cho biết, một nhân viên bán thịt tại một siêu thị đã trở thành người thứ chín bị nhiễm khuẩn lợn trong địa hạt. Mối đe doạ dịch bệnh khuẩn lợn xảy ra trong khi virus cúm gà (H5N1) tấn công nhiều vùng của TQ, Nga, Mông Cổ và Kazakhstan... H5N1 cũng là thủ phạm gây ra cái chết của 57 người ở Châu Á, chủ yếu là VN, và khoảng 140 triệu gia cầm trong thời gian qua.

Điều đáng chú ý là trước đây liên cầu khuẩn streptococcus rất hiếm khi truyền bệnh cho con người và tương đối dễ kiểm soát nếu được điều trị sớm bằng kháng sinh. "Đây không phải là một loại vi khuẩn có sức đề kháng cao, bình thường chúng có thể bị tiêu diệt bởi penicillin. Nhưng chính phủ (TQ) đã yêu cầu sử dụng các loại kháng sinh mạnh hơn... Và có lẽ chúng đã biến thể thành loài có sức đề kháng cao hơn"- GS Li Mingyuan, nhà vi trùng học của ĐH Tứ Xuyên, cho biết. Sự lan truyền của bệnh khuẩn lợn và bệnh cúm gà đã xới lên các vấn đề về sử dụng kháng sinh quá liều trên động vật cũng như trên cơ thể người. Vi khuẩn có khả năng sống sót, chống lại việc sử dụng kháng sinh thường xuyên và không đúng cách là do chúng được tăng sức đề kháng vì chính những sai lầm của con người. Các chuyên gia ở Hồng Kông nói rằng cần phải nhanh chóng ngăn chặn điều đó xảy ra.

Kháng sinh vô dụng

"Penicillin được sử dụng ở New Zealand và Mỹ có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn như phế cầu (nguyên nhân chính gây viêm phổi). Nhưng ở Hồng Kông, vi khuẩn kháng thuốc đến mức bắt buộc phải sử dụng penicillin liều cao (nếu còn có tác dụng) hoặc phải đổi sang loại kháng sinh khác. - Raymond Mak, dược sĩ tại bệnh viện Queen Elizabeth Mary (Hồng Kông) cho biết - Phế cầu không chỉ kháng penicillin, mà tệ hơn chúng còn kháng cả các loại kháng sinh mạnh hơn như quinolones". VN cũng đang gặp phải vấn đề tương tự, thậm chí có phần còn trầm trọng hơn. Một số bác sĩ thực hành cho biết, kháng sinh quinolones thế hệ mới hay các cephalosporin thế hệ I, II cách đây 5-7 năm tỏ ra rất hiệu quả trong điều trị các viêm nhiễm đường tiết niệu và đường hô hấp trên thông thường, giờ đây do vi khuẩn kháng thuốc đã trở nên ít tác dụng hoặc tác dụng rất kém trên một tỉ lệ bệnh nhân ngày càng lớn.

Các nhà khoa học quy trách nhiệm vi khuẩn kháng thuốc ở Hồng Kông cho các bác sĩ kê đơn quá liều và không đúng cách, nhiều người trong số họ sẵn sàng kê kháng sinh cho các bệnh nhân chỉ bị cảm lạnh hoặc bị cúm thông thường, trong khi chúng hoàn toàn vô dụng vì không thể diệt được virus. Nhiều bác sĩ kê các thuốc kháng sinh phổ rộng (có thể tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn khác nhau) mà không dựa trên bằng chứng xét nghiệm và nghiên cứu. Ngoài ra, việc thuốc kháng sinh cho người và dùng trong chăn nuôi được bày bán, sử dụng rộng rãi cũng là một nguyên nhân quan trọng làm thuốc men nhanh chóng trở nên mất tác dụng.

Trong nhiều hội thảo quốc tế về kháng sinh diễn ra tại Việt Nam, các nhà khoa học đã cảnh báo nguy cơ kháng thuốc ngày càng cao nếu không có một chiến lược sử dụng và quản lý dược phẩm chặt chẽ và hiệu quả. Hiện nay, việc sử dụng kháng sinh nói riêng (bao gồm nhiều chủng loại với hàm lượng và nguồn gốc không thực sự đáng tin cậy) và các dược phẩm nói chung ở Việt Nam đang hoàn toàn bị thả nổi. Trong nhiều phòng khám tư nhân, các loại kháng sinh mạnh và kháng sinh phổ rộng được kê tràn lan chỉ để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn thông thường theo kiểu "dùng dao mổ trâu để giết gà" đang đặt chúng ta trước nguy cơ không còn điểm bấu víu khi bị mắc các bệnh mới. "Vi khuẩn cũng chỉ là những cơ thể sống và chúng muốn tồn tại. Nếu bạn gia tăng sức ép bằng cách sử dụng các loại kháng sinh đặc biệt, chúng sẽ trở nên kháng thuốc và tiếp tục sống". - Giáo sư Margaret Ip, nhà vi trùng học tại bệnh viện Prince of Wales (Hồng Kông), giải thích.

Các nhà khoa học đề nghị cần phải dừng ngay các thói quen nêu trên, nếu không loài người sẽ phải đối mặt với nguy cơ chỉ còn rất ít loại kháng sinh có tác dụng, trong khi các loại vi khuẩn gây bệnh có khả năng biến đổi không ngừng và trở nên ngày càng nguy hiểm hơn. William Chui - Phó GS dược lý ĐH Hồng Kông - cảnh báo: "Chúng ta không có đủ kháng sinh để lựa chọn vì thời gian hữu ích của chúng ngày càng ngắn hơn. Trước đây, thời gian đó là 20 năm. Nhưng hiện nay, kháng sinh bị kháng chỉ trong vòng 10 năm hay thậm chí 5 năm... Phải mất 20-30 năm mới có thể tạo ra một loại kháng sinh, do vậy chúng ta cần phải giữ gìn quỹ thuốc và chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết". Nhằm hạn chế tác hại nếu đại dịch xảy ra (khi vi khuẩn gây bệnh biến đổi và có khả năng truyền trực tiếp từ người sang người), ngoài các biện pháp dự phòng khác, theo Chui, các chính phủ cần phải có cơ chế kiểm soát việc sử dụng kháng sinh trên cả người và động vật một cách hiệu quả.

Hoàng Giang tổng hợp

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang