• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phá vỡ hợp đồng tiêu thụ mía

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 16/11/2009
Ngày cập nhật: 17/11/2009

Vụ mía năm nay giá cao ngất ngưởng, nguồn mía nguyên liệu lại khan hiếm, nước lũ không đe dọa nhưng tình trạng phá vỡ hợp đồng mua bán mía vẫn xảy ra trong các vùng nguyên liệu.

Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) Võ Văn Sơn cho rằng: Có lẽ người trồng mía xem việc ký hợp đồng với công ty như một hình thức giao ước nhằm đối phó trường hợp tiêu thụ gặp khó khăn. Từ đó xảy ra tình trạng khi có thương lái nào mua giá cao là người dân bán mía. Còn thương lái tận dụng ghe sẵn có để thu mua và vận chuyển mía đến nhà máy để lấy lời từ số tiền huê hồng 5 đ/kg và khoản chênh lệch giá giữa rẫy mía và nhà máy. Nhưng công ty không thể can thiệp hay ràng buộc được đối với người dân, không thể nào ngăn cấm, xử lý thương lái mua mía trong vùng nguyên liệu. Vì thế, năm nay cũng không ngoại lệ, tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn diễn biến như các năm trước.

Ông Trương Văn Hiền, Chủ nhiệm CLB trồng mía ở ấp Quyết Thắng, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, cho biết thêm: “Các thành viên CLB đều ký hợp đồng với Casuco, nhưng do điều kiện kinh tế gia đình nên người dân thường bán mía sớm hơn thời điểm theo hợp đồng giao mía. Trong khi, CLB không thể thu mua mía cho các thành viên do không có phương tiện để chuyên chở. Ngoài ra, người trồng mía chỉ biết năng suất, chứ không biết đánh giá chữ đường, ngược lại, chưa thực sự tin tưởng vào cách thức đo chữ đường từ phía nhà máy. Có 5 - 6 thành viên trong tổng số 20 thành viên CLB vẫn còn tâm lý e ngại chở mía ra nhà máy bán trực tiếp, vì cho rằng việc vận chuyển khó khăn, mất thời gian, công sức. Người trồng mía thiếu thông tin, còn giá cả lại cứ liên tục thay đổi nên hễ thương lái mua giá nhích hơn một chút là họ cứ bán”.

Theo Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ, từ việc vận chuyển mía lên cân đến khâu đo chữ đường tại nhà máy đều được thực hiện bằng thiết bị máy móc, dụng cụ đo lường hiện đại và công khai minh bạch. Người bán mía có thể giám sát qua hệ thống màn hình, nhân viên phục vụ tuyệt đối được cách ly với môi trường bên ngoài. Sở dĩ người dân hiểu lầm do những vụ ép trước đây, vào thời điểm chính vụ, lượng mía được chở đến nhà máy tấp nập, các ghe mía phải chờ tài cả tuần, thậm chí lên đến 10 ngày mới đem lên cân đã làm giảm chữ đường trong mía.

Thực tế, có lời thương lái mới mua, có giá cao người dân mới bán. Không những có người dân phá vỡ hợp đồng, mà thậm chí những người đại diện cho người trồng mía để ký kết hợp đồng thu mua mía cho nhà máy đôi lúc vẫn “bẻ kèo” bán cho nhà máy khác. Mặc dù họ vẫn được hưởng khoản tiền huê hồng 5 đ/kg mía, tuy nhiên, khi thương lái thỏa thuận, những người đại diện này đôi lúc vẫn chấp nhận bán hợp đồng lại để lấy tiền huê hồng từ thương lái. Số tiền này đáng lý ra người dân được hưởng nếu như vận chuyển ra nhà máy bán trực tiếp. Chính vì thế, nhiều khi người dân không biết mình bán mía cho nhà máy nào, vì hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái. Một bộ phận người dân cũng cho rằng, nhà máy nào mua không quan trọng, miễn sao giá cả phù hợp là cứ bán.

Ông Võ Văn Sơn, Phó Tổng Giám đốc Casuco nhìn nhận: Phương tiện, lực lượng để vận chuyển, thu mua mía đòi hỏi phải cần số lượng lớn, công ty không thể trực tiếp đến mua từng vùng mía nguyên liệu. Việc thu mua mía hiện nay cần phải thông qua mạng lưới thương lái thân thiết. Vấn đề ở đây là “chữ tín” giữa nhà máy và người dân, sự hợp tác giữa các nhà máy với nhau để thống nhất trong thu mua mía tại các vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó, Nhà nước cần khuyến khích, vận động người dân tham gia vào các CLB, HTX trồng mía để có số lượng mía tương đối lớn ký hợp đồng trực tiếp với công ty mà không cần thông qua người đại diện. Từ đó, công ty sẽ dễ dàng đầu tư khoa học kỹ thuật, giới thiệu và hỗ trợ nguồn mía giống mới đạt chất lượng cho nông dân. Đồng thời, có thể thu mua và kiểm soát chặt được sản lượng mía tại vùng nguyên liệu đã ký kết...

Theo Casuco, chỉ tính riêng vùng mía trong tỉnh, công ty đã ký kết hợp đồng tiêu thụ trên 540.000 tấn mía nguyên liệu trong vụ ép 2009 - 2010. Dù hợp đồng được ký kết trực tiếp hay gián tiếp, nhưng hàng năm vẫn có khoảng 20% sản lượng mía thuộc vùng nguyên liệu của công ty được người dân bán cho thương lái tự do.

NGUYỄN NGUYỄN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang