• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tại sao nông sản Việt Nam kém sức cạnh tranh?

Nguồn tin: SGGP, 11/8/ 2005
Ngày cập nhật: 13/8/2005

Trong đời sống kinh tế thị trường, vấn đề thương hiệu hàng hóa có tầm quan trọng đặc biệt. Thực tế cho thấy thương hiệu hàng Việt Nam chưa nhiều, chưa đủ quy mô và tầm thế giới. Xây dựng thương hiệu Việt đã và đang là một vấn đề có tầm chiến lược ở cấp độ quốc gia, đặc biệt là vấn đề thương hiệu ĐBSCL – một vùng đất có ý nghĩa chính trị, kinh tế, văn hóa quan trọng.

Hôm nay, sự hiện diện của “6 nhà”: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà nước, nhà khoa học, nhà băng, nhà truyền thông tại vùng đất giàu truyền thống cách mạng và tiềm năng phát triển, có thể nói là một sự kiện trong quá trình xây dựng và bảo vệ thương hiệu nông sản đối với sự phát triển đi lên của tỉnh Bến Tre nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung.

Thay mặt Ban Biên tập Báo SGGP, tôi chân thành cảm ơn Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bến Tre đã tạo mọi điều kiện cho công tác tổ chức, xin cảm ơn quý đại biểu đã đến với quê hương Đồng Khởi để truyền tải thông điệp: Hãy hợp lực xây dựng thương hiệu Việt. Và đó là vấn đề sống còn trong bối cảnh cạnh tranh thương mại khốc liệt hiện nay cả ở thị trường trong nước lẫn nước ngoài.

Có khá nhiều vấn đề đặt ra khi giải bài toán thương hiệu mà chúng ta mới thực sự quan tâm thời gian gần đây, đặc biệt là vấn đề chất lượng và đầu ra cho nông sản. Đã nhiều năm, gần như mùa nào, vụ nào chúng ta cũng phải băn khoăn trồng cây gì, con gì, bán ở đâu, được mùa thì rớt giá, được giá thì mất mùa… gần như là một căn bệnh kinh niên.

Người nông dân chỉ biết cặm cụi trồng cây và khi có dấu hiệu bán được lại đua nhau trồng để rồi khi thị trường bị ứ đọng lại đua nhau chặt bỏ. Rõ ràng là chúng ta có lỗi trước họ – những người trực tiếp đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và tạo nguồn ngoại tệ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tại sao chúng ta vẫn cứ trăn trở: Nông sản Việt Nam kém sức cạnh tranh so với các nước khu vực? Các nhà khoa học thì khẳng định các loại trái cây Nam bộ như xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi, sầu riêng Chín Hóa, nhãn xuồng cơm vàng… không thua kém trái cây ngoại nhập về chất lượng nhưng vẫn khó cạnh tranh, nhất là về giá cả.

Nguyên nhân – như TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả ĐBSCL, có lần nhận xét – do chúng ta làm trái quy luật cung-cầu. Mặc dù diện tích, sản lượng trái cây VN khá lớn, nhưng những loại ngon, đặc sản lại quá nhỏ bé, manh mún.

Đã đến lúc chúng ta phải có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu Việt để chúng ta dần vươn lên, có được một số thương hiệu mạnh ngang tầm các nước khu vực.

Với nghiệp vụ chuyên môn, các vị đại biểu hiện diện sẽ phân tích nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu, đưa ra đáp án về thương hiệu “chung” đặc trưng của miệt vườn sông nước ĐBSCL và “riêng” cho từng loại cây-con đặc sản.

Không có sự liên kết, hợp lực giữa các địa phương, các doanh nghiệp chúng ta không thể thực hiện yêu cầu cấp bách đặt ra trong thời hội nhập, không thể cạnh tranh với các thương hiệu mạnh của các công ty đa quốc gia vốn có thế mạnh khi đưa ra các chiến dịch khuyến mãi, quảng cáo rầm rộ.

Với chức năng là một cơ quan ngôn luận, một cầu nối trong việc kết nối các hoạt động, một tiếng nói từ thực tế cuộc sống hàng ngày, chúng tôi xin nhấn mạnh vai trò “khuyến nông”, “khuyến công” của các nhà khoa học trong chuyển giao công nghệ, trong truyền đạt kỹ thuật canh tác, bảo quản sau thu hoạch…

Mặc dù đã “gần dân” hơn song vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa nhà khoa học và nhà nông, giữa lý thuyết và thực hành. Và có thể nói tất cả chúng ta đều phải học hỏi lẫn nhau để chung sức vì thương hiệu Việt.

Với những đề xuất, giải pháp, ý kiến đóng góp cụ thể của quý vị, hy vọng vấn đề thương hiệu ở ĐBSCL, mà cụ thể là cây – con không những có chỗ đứng vững chắc trên thị trường nội địa mà còn vươn ra được nước ngoài, tạo thế và lực cho sự cất cánh vươn lên của khu vực ĐBSCL.

(Đề dẫn của Phó Tổng Biên tập Báo SGGP Trần Văn Tuấn tại Hội thảo Xây dựng và bảo vệ thương hiệu ở ĐBSCL)

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang