• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kiên Giang: Giải pháp nào để tiếp tục duy trì và phát triển nghề trồng tiêu ở Phú Quốc?

Nguồn tin: Kiên Giang, 09/11/2009
Ngày cập nhật: 10/11/2009

Cây tiêu vốn gắn bó lâu đời với người dân trên đảo Phú Quốc (Kiên Giang), và là một trong những sản phẩm góp phần quan trọng tạo nên tên tuổi cho hòn đảo du lịch xinh đẹp này. Khoảng giữa thập niên 90 của thế kỷ trước – thời hưng thịnh của tiêu Phú Quốc – nhiều nhà vườn đã giàu lên nhanh chóng. Tổng diện tích trồng tiêu của huyện đảo lúc bấy giờ lên tới trên 820ha. Mấy năm gần đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà diện tích trồng tiêu ngày càng thu hẹp dần, hiện chỉ còn khoảng trên 470ha.

Nông dân trồng tiêu ở Phú Quốc theo phương pháp thủ công truyền thống, chủ yếu sử dụng lao động chân tay là chính. Gần đây, nhiều hộ nông dân sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật theo cảm tính nên vừa khiến chi phí đầu vào tăng, vừa ảnh hưởng chất lượng tiêu. Việc sản xuất tiêu ở quy mô hộ gia đình, sản xuất theo lối chuyên canh tự phát, do đó quy mô diện tích và sản lượng tiêu tăng, giảm tùy thuộc vào sức tiêu thụ của thị trường (chủ yếu trong khu vực ĐBSCL). Những năm 1995 – 2000 là thời điểm diện tích trồng tiêu phát triển ổn định, mỗi năm tăng thêm từ 30 – 60ha, năng suất bình quân đạt từ 2,5 – 3,5 tấn/ha.

Từ sau năm 2001, cây tiêu bước vào thời kỳ suy thoái, giá tiêu hạt xuống thấp dưới 25.000 đ/kg – không đủ chi phí sản xuất, diện tích liên tục giảm qua các năm. Đến năm 2006, diện tích tiêu từ đỉnh điểm 820ha giảm còn 460 ha, sản lượng từ đỉnh điểm trên 3.200 tấn chỉ còn 885 tấn. Để đảm bảo giữ vững việc phát triển loại nông sản đặc sản của huyện đảo, năm 2006 huyện đã xúc tiến thành lập Hội Hồ tiêu Phú Quốc nhằm tạo đầu mối liên kết nhà vườn, tạo bước ngoặt lớn cho nghề trồng tiêu của huyện. Tiếp theo đó, các ngành chức năng cấp tỉnh tiếp tục xúc tiến việc đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm tiêu Phú Quốc, dự kiến hoàn thành trong năm nay. Sau khi đăng ký xong, sẽ xây dựng, đề nghị cấp chứng nhận EUREGAP cho các hộ sản xuất tiêu, tiến tới thống nhất quy trình sản xuất tiêu hữu cơ chất lượng cao và đề nghị cấp chứng nhận GlobalGAP cho các nhà vườn. Song đó mới chỉ là dự tính, kết quả thực hiện chưa biết thế nào, trước mắt cây tiêu vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Lê Minh Phong – Phó Chủ tịch Hội Hồ tiêu Phú Quốc cho biết: Khó khăn trước hết đối với nghề trồng tiêu là thời tiết. Tính từ lúc tôi biết trồng tiêu đến nay (khoảng 30 năm) thì nhiệt độ trung bình hàng năm đã tăng ít nhất 2oC. Lượng mưa hàng năm cũng rất thất thường đã làm sản lượng tiêu suy giảm, dù giống tiêu và kỹ thuật chăm sóc vẫn không thay đổi. Sản lượng giảm xuống, trong khi chi phí đầu tư liên tục tăng nên nhà vườn chịu thua lỗ là tất yếu. Hiện nay, tổng chi phí đầu tư cho một gốc tiêu khoảng 150.000 đồng. Sau 18 tháng sẽ cho thu hoạch bình quân 3kg tiêu thành phẩm. Với giá bán trên dưới 40.000 đ/kg thì nông dân coi như phải chịu lỗ.

"Còn một nguyên nhân khách quan khác cũng góp phần làm giảm diện tích trồng tiêu đó là quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra trên đảo. Theo phê duyệt quy hoạch của Chính phủ, diện tích tiêu sẽ ổn định khoảng 500ha trên toàn huyện đảo. Mới nghe thì thấy ít, song thực tế để duy trì diện tích đó trong điều kiện khó khăn hiện nay cũng là cả một thách thức không nhỏ" – ông Nguyễn Minh Trực – Trưởng Phòng Kinh tế huyện Phú Quốc băn khoăn.

Có một thực tế là trong khi nhà vườn lao đao với cây tiêu, thì thương buôn và những doanh nghiệp thu mua tiêu để bán lại vẫn đang sống khỏe. Tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề này, ông Lê Minh Phong cho chúng tôi biết thêm: Rất ít nhà vườn trồng tiêu tiếp cận được vốn vay ngân hàng, vốn hỗ trợ lãi suất theo gói kích cầu của Chính phủ lại càng không thể tiếp cận được. Vay ngân hàng rắc rối, thủ tục rườm rà, cán bộ tín dụng ngán ngại nên nhà vườn nản lòng, quay sang ứng vốn từ các vựa thu mua tiêu theo kiểu bán "tiêu non". Đến lúc vừa thu hoạch tiêu đã phải giao cho chủ vựa để trừ nợ, còn lại một ít chi phí thì phải đầu tư, tiếp tục sản xuất. Các ngân hàng thương mại từ chối cho nông dân trồng tiêu vay vốn cũng phần nào có lý, bởi trồng tiêu phải 18 tháng mới thu hoạch, năng suất, giá cả thất thường nên rất khó đảm bảo thu hồi vốn vay.

Hiện nay, nhiều nhà vườn đã bắt đầu chuyển sang trồng cây ăn trái, hoa màu để cải thiện thu nhập. Song, nhà vườn nào cũng chừa lại vài trăm gốc tiêu với mục đích cho đỡ... nhớ nghề truyền thống. Tự bao giờ, cây tiêu đã trở thành một phần quan trọng trong tình cảm của người dân trên đảo.

Vậy giải pháp nào để cây tiêu Phú Quốc tiếp tục phát triển ổn định trong tương lai? Câu trả lời đến từ nhiều phía, cả nhà vườn, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp thu mua tiêu thụ hồ tiêu và Nhà nước. Nhà vườn cần nghiên cứu, cải tiến phương pháp trồng tiêu theo hướng hiện đại hơn để vừa tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, vừa ổn định chất lượng – một yếu tố rất quan trọng nếu muốn xây dựng và quảng bá thương hiệu hồ tiêu Phú Quốc. Nhà doanh nghiệp thì một mặt đảm bảo lợi nhuận, mặt khác cần phối hợp, tạo điều kiện quảng bá sản phẩm tiêu cho nhà vườn, thực hiện kinh doanh minh bạch theo đúng quy định pháp luật, tránh việc ép giá hoặc gian lận thương mại, làm ảnh hưởng tên tuổi đặc sản của địa phương. Nhà nước cần sớm ban hành chính sách tín dụng ưu đãi cho nông dân trồng tiêu, đảm bảo nông dân có thể dễ dàng tiếp cận vốn vay ngân hàng, kể cả vay ưu đãi lãi suất. Hội Hồ tiêu Phú Quốc cần sớm kiện toàn ban lãnh đạo, nâng cao hiệu quả hoạt động, thực sự là nơi quy tụ và là chỗ dựa cho nhà vườn trồng tiêu.

Nghề trồng tiêu là nghề truyền thống lâu đời, góp phần quan trọng tạo nên linh hồn cho địa danh Phú Quốc, do đó rất cần được giữ gìn và phát huy, làm sao để người nông dân có thể sống vui, sống khoẻ với cây tiêu, để hạt tiêu Phú Quốc sẽ mang hình ảnh Kiên Giang nói riêng, Việt Nam nói chung vượt ra ngoài biên giới quốc gia, vươn lên trở thành một thương hiệu nông sản đặc sản nổi tiếng thế giới./.

H.Anh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang