• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghệ An: Đi tìm lời giải bài toán - Cây trồng cho bà con miền núi

Nguồn tin: Báo Nghệ An, 03/11/2009
Ngày cập nhật: 4/11/2009

Trong hơn 20 năm đổi mới, nhìn bình diện chung của cả nước đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể, nhưng ở góc nhìn riêng, thì đời sống của đồng bào các dân tộc ở miền núi còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao. Một trong những nguyên nhân là chưa tìm ra cây gì, con gì phù hợp để giúp kinh tế miền núi phát triển bền vững.

Loay hoay thử nghiệm

Chúng tôi còn nhớ vào đầu thập kỷ tám mươi thế kỷ trước, nhiều đề án phát triển kinh tế miền núi được xây dựng. Căn cứ vào tính chất đất và diện tích đồi núi nhiều, người ta đưa cây tiêu và cây cà phê lên trồng. Thời đó gần như nhà nào cũng có vài gốc tiêu hay dăm gốc cà phê. Giống tiêu được chiết ghép từ Tân Kỳ, cà phê giống lấy từ Nghĩa Đàn cấp cho bà con. Với không khí nhà nhà trồng, người người trồng, tưởng rằng sau dăm ba năm cây tiêu, cà phê sẽ tạo nguồn hàng hoá, tăng thu nhập cho bà con, nào ngờ tiêu đi tiêu, cà phê không tồn tại.

Tiếp theo lại đưa cây xoài, cây hồng, rồi vải thiều, rồi nhãn về trồng. Xoài quả sai trĩu cành nhưng ăn chua chảy nước mắt, cho không ai lấy, bán chẳng ai mua, hồng chín đỏ cây nhưng chát đến thắt ruột, vải Thiều được vài năm đầu cho quả, sau cứ thưa dần chỉ còn sây cành nhiều lá, không hoa, không quả, bà con lại phải chặt bỏ. 5 năm trước, cây MAKCA được đem từ Lạng Sơn về trồng, khỏi phải nói hết công phu, từ đào hố, đến che phủ gốc, bón phân, tưới nước, che gió.

Đến nay đã cho quả vài vụ, nhưng chẳng thấy ai hỏi mua, mà nếu có mua thì cũng không đủ lượng hàng, vì mỗi nhà vài cây, mỗi xã vài yến làm sao gom được. Gần đây cây cam, cây chè đang được đầu tư lớn. Nào cho đi tham quan học tập tận Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, tham quan Hà Nội, nghỉ mát Cửa Lò tốn cả hàng trăm triệu đồng; mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm bón, huy động thanh niên đào hố, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, thậm chí giao chỉ tiêu, nhưng xem ra bà con không mặn mà lắm. Loay hoay đã gần 30 năm vẫn chưa tìm ra cây gì thích hợp, mà vẫn điệp khúc trồng thử, thử trồng...

Nên đầu tư phát triển cây bản địa

Tục ngữ có câu "Rừng nào hổ đó", "Đất nào cây đó". Khoa học đã chứng minh muốn thay đổi, di chuyển một giống cây trồng, vật nuôi phải chuyển dịch dần, để cho nó thích nghi với môi trường, khí hậu, thời tiết, chế độ gió, chế độ nắng mưa, ánh sáng. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng như các khoáng chất, vi ta min tự nhiên trong đất không thể thay thế, quyết định sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Các tỉnh miền núi nói chung, miền núi Nghệ An nói riêng, cây mét (luồng), cây nứa, mây, giang và nhiều loài cây lấy gỗ đã tồn tại, gắn bó với người dân cả hàng ngàn đời nay, nhiều nơi không cần trồng thêm, chỉ cần khoanh nuôi, bảo vệ tốt và khai thác hợp lý sẽ tự chúng sinh trưởng, phát triển ngày càng nhiều thêm. Đây là nguồn nguyên liệu lớn cho nhà máy tinh bột giấy, là vật liệu không thể thiếu để dựng nhà, làm ra các vật dụng hàng ngày, nó còn cung cấp thực phẩm cho bà con.

Măng mét, măng nứa, măng giang vốn quen thuộc trong từng bữa ăn và khi sấy khô nó là đặc sản trong nhiều bữa tiệc lớn. Canh đọt mây nấu thịt rừng, chỉ có khách quý mới được chủ nhà dày công tìm kiếm, nấu chiêu đãi. Những loại cây này bà con đã quen và biết cách trồng, chỉ cần đầu tư ít kinh phí, cung cấp gạo, không cần tập huấn kỹ thuật bà con cũng tự trồng và chăm bón tốt.

Việc đưa các nhà máy chế biến, nhất là nhà máy tinh bột giấy, chế biến đũa tre xuất khẩu về tận các thôn bản, ngoài giảm cước phí vận chuyển nguyên liệu, còn tạo niềm tin cho bà con, giải quyết thêm việc làm tại chỗ. Tại huyện Con Cuông, khi Nhà máy tinh bột giấy Tân Hồng có công suất 45.000 tấn bột/năm mới khởi công xây dựng, bà con chưa tin lắm, cây mét, cây keo lác đác dăm nhà trồng, nhưng khi nhà máy mọc lên, hệ thống máy móc đem về lắp ráp, giải quyết việc làm cho hơn 300 lao động có thu nhập cao, ổn định, thì phong trào trồng rừng nguyên liệu ở Chi Khê (nơi có nhà máy đóng) và cả huyện phát triển rầm rộ, huyện không cần vận động, không phải đầu tư cả cây giống và kinh phí, bà con tự bỏ vốn mua cây giống, thuê người đào hố, trồng cây, toàn bộ đất trống, đồi núi trọc được đưa cây keo, cây nguyên liệu vào trồng. Cây mét trước đây không có đầu ra, nay có Nhà máy đũa tre xuất khẩu Đồng Tiến, bà con không lo khâu tiêu thụ nữa.

Trồng cây gì, nuôi con gì, trồng như thế nào tưởng như đơn giản nhưng đầy phức tạp. Để bà con hưởng ứng và làm theo, ngoài đầu tư vốn, khoa học... rất cần am hiểu tập quán của từng vùng miền và cả điều kiện phát triển tự nhiên của cây trồng, mới mong thành công.

Phùng Văn Mùi

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang