• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ngành sản xuất mía đường ở ĐBSCL: Tự làm yếu mình

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 02/11/2009
Ngày cập nhật: 4/11/2009

Khi giá đường trên thị trường tăng cao, các nhà máy đường (NMĐ) tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hè nhau vào vụ sớm, “chạy đua” tranh nhau mua mía nguyên liệu đã gây thiệt hại cho ngành mía đường…

* LỢI BẤT CẬP HẠI!

Ngay từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã lo ngại ngành mía đường là một trong 3 ngành (sau ngành sản xuất chế biến sữa và bắp) có sức cạnh tranh yếu nhất khi gia nhập WTO. Cái yếu của ngành mía đường được xác định là chi phí khấu hao nhà máy cao, tỷ lệ thu hồi đường/mía, năng suất thấp dẫn đến giá thành cao khó cạnh tranh được với đường của Thái Lan hay Brazil. Giải pháp được ngành nông nghiệp chỉ ra là các nhà máy đường (NMĐ) phải nhanh chóng xây dựng vùng mía nguyên liệu, hợp đồng bao tiêu với nông dân, hỗ trợ nông dân thay đổi giống mía năng suất chữ đường cao để giảm chi phí sản xuất. Ngay mỗi đầu vụ các NMĐ cần hiệp thương giá thu mua, phân công thời gian vào vụ sản xuất, tránh cạnh tranh không cần thiết gây thiệt hại lẫn nhau.

Ngay từ đầu vụ mía đường 2009 - 2010, Bộ NN&PTNT cũng đã tổ chức Hội nghị nâng cao khả năng cạnh tranh của cây mía ở khu vực Tây Nam bộ. Tại hội nghị này, 10 nhà máy trong vùng cũng đã xác định nếu vào vụ sản xuất vào cuối tháng 8-2009 thì cây mía chỉ mới đạt 8-9 tháng tuổi. Thu hoạch sớm thì mỗi ha mía sẽ giảm năng suất 24 tấn và 1 chữ đường (CCS), nếu chỉ tính giá mía tại thời điểm này là 500 đồng/kg thì việc thu hoạch sớm 9.000ha tại vùng mía Hậu Giang sẽ gây thiệt hại kinh tế gần 150 tỉ đồng. Tại hội nghị này các NMĐ cũng thống nhất để Nhà máy Đường Cồn Long Mỹ Phát vào vụ sớm hơn, vì nhà máy này có bao tiêu mía chạy lũ của nông dân. Còn lại 9 NMĐ khác thì sẽ lần lượt vào vụ sau ngày 15-9. Đồng thời, các NMĐ cũng thống nhất giá mua mía 10 CCS bằng 60% giá đường cùng thời điểm nhằm đảm bảo lợi nhuận cho nông dân và nhà máy.

Thỏa thuận là vậy, nhưng khi thấy giá đường ở thời điểm đầu tháng 9 tăng cao, mức lợi nhuận hấp dẫn thì hầu hết các nhà máy đều “xé rào” vào vụ sớm. Trong khi đó, tại thời điểm này chỉ mới có vùng mía nguyên liệu Hậu Giang có thể thu hoạch được nên các NMĐ lại tranh nhau mua mía nguyên liệu, giá mía được đẩy lên đến 800 - 850 đồng/kg. Theo tính toán của các nhà máy, với giá mía này thì giá thành sản xuất 1kg đường đã lên đến gần 13.000 đồng, đó là chưa tính các khoản khấu hao máy móc, chi phí vận chuyển...

* THÁCH THỨC LỚN

Theo Bộ Công thương, thuế nhập khẩu đường theo cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là 60% đối với đường trắng và 25% với đường thô, còn theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) thì thuế nhập khẩu chỉ có 10% cho cả hai loại đường thành phẩm và đường thô trong hạn ngạch; sản lượng đường nhập khẩu ngoài hạn ngạch phải chịu thuế tới 85%... Do thuế nhập khẩu đường từ các nước ASEAN thấp nên năm nay cũng như các năm trước, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập đường từ Thái Lan để hưởng thuế suất ưu đãi 10%.

Theo Trung tâm Thông tin công nghiệp - thương mại (Bộ Công thương), mặc dù giá đường Thái Lan hiện nay đang ở mức cao vì đang vào thời điểm cuối vụ sản xuất nhưng cũng dao động dưới mức 600 USD/tấn. Như vậy, nếu cộng thêm 10% thuế nhập khẩu thì vẫn còn thấp hơn giá đường trong nước, đây cũng là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp tiêu thụ đường lớn như Coca-Cola, Vinamilk... đề xuất nhập khẩu đường để sản xuất.

Nhằm điều hòa giá đường trong nước, ngày 15-10, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên đã ký ban hành Thông tư 29/2009/TT-BCT cho phép nhập khẩu thêm 10.000 tấn đường (gồm đường tinh luyện và đường thô) ngoài lượng hạn ngạch thuế quan đường đã được bổ sung hồi tháng 7-2009. Thông tư có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký đến hết 31-12-2009.

Theo Tổ điều hành thị trường trong nước (Bộ Công thương), thời gian qua giá đường tăng mạnh do vào giáp vụ và nhu cầu tiêu thụ tăng. Nguyên nhân sâu xa hơn là hành vi găm hàng đầu cơ, làm giá của nhà sản xuất và nhà phân phối đường.

Ông Hà Hữu Phái, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường, cho biết: Hiện nay, đường sản xuất trong nước đủ tiêu dùng. Tính đến ngày 15-9-2009, các nhà máy đường trong nước còn tồn kho 58.700 tấn đường kính trắng, 35.000 tấn đường tinh luyện. Ngoài ra, tại kho các đại lý khoảng 10.000 tấn, như vậy tổng cộng trong nước vẫn còn hơn 100.000 tấn đường, đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ đến tháng 10.

Từ đầu tháng 9 đến nay nhiều nhà máy đường ở ĐBSCL vào vụ sản xuất mới. Tính đến thời điểm này các NMĐ ở đây đã bổ sung thêm một lượng đường khá lớn cho thị trường nhưng giá đường vẫn đang đứng ở mức khá cao. Đường không thiếu nhưng giá không giảm chắc chắn là do găm hàng để giữ giá của các đơn vị sản xuất, nhà phân phối bởi vì ngay từ đầu vụ các nhà máy này đã trót lỡ mua mía non với giá cao ngất ngưỡng để sản xuất, nay nếu tung đường ra bán với số lượng lớn thì giá đường sẽ sụt giảm và nhà máy cầm chắc là thua lỗ. Bên cạnh đó, các đại lý phân phối cũng đã trót trữ đường với giá cao nên nay cũng muốn ém hàng để giữ giá. Lượng đường tuy còn nhiều nhưng do thị trường chỉ nhận được nguồn cung nhỏ giọt, nên giá đường hiện nay vẫn đang ở mức cao trên 15.000 đồng/kg là một bất hợp lý.

Ngành sản xuất mía đường trong nước vốn đã yếu nay các NMĐ lại cạnh tranh gây thiệt hại lẫn nhau càng làm cho yếu thêm. Về phía người nông dân tuy bán được mía với giá cao nhưng chỉ là niềm vui trước mắt, không biết vụ tới rồi sẽ ra sao. Mong mỏi của người trồng mía là làm sao cây mía có giá cả, đầu ra ổn định với mức lợi nhuận hợp lý trong thời gian lâu dài để họ an tâm sản xuất. Để đạt mục tiêu này các NMĐ phải tự xây dựng và liên kết “sống chết” với vùng nguyên liệu của chính mình là điều cần thiết nhất...!

Giá đường tháng 11 sẽ giảm nhẹ

Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã đưa ra dự báo như vậy và cho biết: Đã có thêm 26 nhà máy đường ở Đông Nam Bộ, miền Trung - Tây Nguyên và miền Bắc vào sản xuất, sản lượng đường có thể đạt 90.000 - 100.000 tấn.

Mặc dù đã bắt đầu vào vụ sản xuất mới nhưng giá đường trên thị trường vào thời điểm cuối tháng 10 vẫn đứng ở mức cao. Sau khi giảm nhẹ 200đ/kg trong những ngày đầu tháng 10, giá đường đã bắt đầu tăng trở lại. Giá đường kính trắng tại Hà Nội hiện ở mức 14.200 - 14.400 đ/kg, tăng 5,8% so với đầu tháng 10, tại miền Trung giá từ 14.200 – 14.400 đ/kg (tăng 5,5% so với đầu tháng 10), tại Thành phố Hồ Chí Minh giá từ 14.200 – 14.500 đ/kg (tăng 3,1% so với đầu tháng 10). Giá đường bán lẻ hiện dao động trong khoảng 15.000 – 16.500 đ/kg (tăng 53,5% so với đầu năm 2009).

Theo báo cáo của Hiệp hội Mía đường Việt Nam: Cuối tháng 10, toàn bộ 10 nhà máy đường tại Đồng bằng sông Cửu Long đã vào vụ, tính tới giữa tháng 10 đã ép được 478.000 tấn mía, sản xuất được hơn 35.000 tấn đường cao hơn so với cùng kỳ năm trước hơn 3.000 tấn. Lượng đường tồn kho tại các nhà máy đường tính tới giữa tháng 10 khoảng gần 39.500 tấn thấp hơn so với cùng kỳ năm trước 48.000 tấn nhưng cao hơn tháng trước là 10.400 tấn. Cùng với lượng đường nhập khẩu còn lại khoảng 27.000 tấn, Hiệp hội khẳng định sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Thu Hà - Phước Thới

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang