• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Nam: Vựa rau, chuối trở mình

Nguồn tin: Báo Quảng Nam, 02/11/2009
Ngày cập nhật: 3/11/2009

Vượt qua khó khăn sau bão lũ, bà con nông dân ở hai vùng chuyên canh rau và chuối lớn nhất Quảng Nam bước vào vụ mới.

Những thân chuối bị “trúng gió”…

Những ngày đầu tháng 10. Ấn tượng về trận cuồng phong vẫn còn rất rõ nhưng khi đặt chân đến Bàu Tây rồi bước sang Thượng Phước, Mỹ Hòa ở xã Đại Hòa (Đại Lộc) với hàng hàng những thân chuối la liệt nằm sấp vào nhau. Bước sang Lộc Bình, cảm giác này càng nặng nề hơn: những cây chuối khô đen còn nguyên từng cánh lá rũ rượi. Sự khắc khổ còn hằn sâu trên gương mặt người dân vùng trọng điểm chuối Đại Hòa. “Những thân chuối bị trúng gió đã oằn oại nằm lại như thế đó” - ông Nguyễn Văn Thuấn, Phó Chủ tịch UBND xã không hề úo mở - “Cây chuối đã làm nên sức sống cho vùng đất này. 21 ha đất chuối trong vườn, 58 ha đất chuối ngoài đồng, vị chi là 79 ha, đã bị ngã hoàn toàn. 60 triệu đồng cho một ha chuối, anh thử nghĩ đi, thiệt hại là bao nhiêu?”.

Từ xã Đại Hòa đi ngược lên thôn Bàu Tròn (xã Đại An, Đại Lộc), tình hình cũng không khác mấy. Nằm ngay sát chân cầu Quảng Huế, bên con sông Vu Gia vẫn còn đục ngầu dữ tợn, cả một vùng phì nhiêu rau trái đây đó nườm nượp những xác đu đủ, bí đao, khổ qua xen kẽ với nhiều manh lưới rách và thanh sào gãy. 40 ha rau trái một vùng trù phú giờ chỉ còn là đồng bãi của bùn non xen cát. Chị Nguyễn Thị Mười ngồi thần người nhìn 2 ha khổ qua và bí đao hư hại: “Đã sắp thu hoạch, vậy mà… Không biết sao năm nay lụt đến sớm và dữ dằn đến vậy. 70 đến 80 triệu đồng là khoản mất mát quá lớn đối với gia đình chúng tôi”.

Hạt giống mới vươn mầm

Hơn 20 ngày sau, khi trở lại vùng chuyên canh chuối và rau trái này, cảm giác ngợp không còn nữa. Thay vào đó là sự phấp phỏng đợi chờ. Ở thôn Thượng Phước (Đại Hòa), gia đình anh Nguyễn Văn Mỹ và Nguyễn Tám mỗi hộ có 4 sào chuối. Bên cạnh đống xác chuối đã được dọn dẹp, những thân chuối xanh nõn đang vươn thẳng. Diện tích trồng chuối nhỏ hơn ở những khu vườn bên cạnh cũng đã được dọn sạch gieo giống hoa màu. Ở thôn Lộc Bình, hộ gia đình ông Nguyễn Lanh sở hữu hơn 5 sào chuối bị bão đánh tan hoang trước đó cũng bắt đầu những thân chuối mới. Ông Nguyễn Văn Thuấn lo xa: “Thường thì bắt đầu tháng 6 âm lịch chuối được trồng là thuận lợi nhất. Thời điểm bây giờ mà mới bắt đầu chờ cây non thì phải đến tháng 5 dương lịch năm sau mới thu hoạch. Chỉ sợ sau trận bão này, cây chuối bị bệnh”. Nhưng ngay sau đó ông đã lấy lại sự tự tin khi theo đúng chỉ đạo của xã và chặt bỏ và bứng gốc cây gãy để loại trừ dịch bệnh, vun đắp và chờ đợi cây non. “Với thổ nhưỡng vùng đây, những cây non sẽ cứng cáp lên ngay mà!”.

Trở lại Bàu Tròn, cả một vùng rộng lớn dọc sông Vu Gia đã bước đầu được làm đất. Người dân đã lại hăm hở từng nhác cuốc cho một mùa gieo trồng mới. Ông Huỳnh Bình, trưởng thôn, chỉ tay rành rẽ: “Hạt giống được ươm đã lên mầm, lưới, bạt, sào cũng đã được chuẩn bị sẵn, chỉ chờ ngày bưng ra đồng thôi. Một vụ mùa mới đã hình thành nhưng vẫn thấp thỏm vài nỗi lo”. Ông cho hay, nhiều hộ gia đình đã chuẩn bị sẵn về giống nhưng một số hộ khác thì bị lũ cuốn trôi. Công ty giống Hai mũi tên đỏ, nguồn cung ứng giống từ bấy lâu nay, đã bị giải thể nên nhiều hộ phải mua giống từ nhiều nguồn cung ứng khác. Vì thế, họ đang đối mặt với nỗi lo không biết hạt giống mới này có thích hợp và năng suất cao không. Giống khổ qua trước đây là 32 nghìn đồng/kg nay đã tăng lên 90 nghìn đồng/kg, và mới chỉ được gieo mùa đầu.

Vậy là người nông dân ở vựa rau, chuối ven Vu Gia đã lại tất bật cho vụ mùa mới. Theo mong ước của họ, chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, cả một vùng rộng lớn sẽ mượt xanh cây trái. Và, cách đó không xa, vùng chuối Đại Hòa lại bung ra những buồng trĩu quả... Ông Nguyễn Công Thành, chủ hộ sản xuất với 5 sào bí đao, khổ qua và đu đủ cho biết: “Hạt giống đã được ngâm và ươm rồi, đúng quy trình kỹ thuật mà Phòng Nông nghiệp huyện hướng dẫn. Mỗi sào đất rau trái cần một “cây” bạt để che, tốn hết 400 nghìn đồng; 10 kg lưới hết 650 nghìn đồng; 200 cây sào chống hết 600 nghìn đồng nữa. Thêm gần 70 kg phân vô cơ… Chỉ riêng chừng đó thôi cũng đã ngốn hơn 2 triệu đồng rồi. Cái được lớn nhất là với một sào bí đao năm rồi, gia đình tôi đã thu nhập được 14 triệu đồng. Nhưng cái lo là hạt giống bí đao chanh đang dần hết chưa biết lấy gì thay thế”. Vừa rưới nước cho những cây đu đủ non làm giống, lần này chị Nguyễn Thị Mười lại hồ hởi hơn: “Chuẩn bị cho vụ này chỉ toàn là mua chịu thôi. Năm trước, cả đu đủ, bí đao và khổ qua đều được giá. Vụ này mà suôn sẻ thì gia đình chúng tôi đủ sức trang trải bớt nợ nần”.

1 tỷ đồng để bước đầu khắc phục thiệt hại nông nghiệp ở Đại Lộc

Ông Phan Đức Tính, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc cho biết: “4,5 tỷ đồng ngân sách phân bổ, chúng tôi đã trích 1 tỷ đồng để bước đầu khắc phục thiệt hại nông nghiệp, cải tạo đồng ruộng, dọn kênh mương, làm thủy lợi mà chủ yếu là “chăm sóc” các trạm bơm. Huyện cũng đã hỗ trợ 700kg giống rau và vận động nông dân khắc phục khó khăn từng bước. Đối với vùng rau Đại An và vùng chuối Đại Hòa, huyện đã chỉ đạo dọn rơm rạ, chặt cây gãy, chuẩn bị cây non, đề phòng phát sinh bệnh”.

Nguyễn Quang Việt

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang