• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hoài Ân (Bình Định): Câu chuyện dó trầm - Chưa thấy hồi kết

Nguồn tin: Báo Bình Định, 28/10/2009
Ngày cập nhật: 29/10/2009

Những năm gần đây, phong trào trồng cây dó trầm ở các địa phương trong cả nước phát triển khá rầm rộ, trong đó có Bình Định, song tập trung nhiều nhất là các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắc Lắc, Gia Lai, Đồng Nai, Quảng Bình... nhưng chẳng bao lâu sau đã nhanh chóng chìm vào yên lặng vì chỉ “nghe” chứ chưa “thấy” trầm được tạo trên cây dó trồng.

Mới đây, thông tin về những vườn dó trồng ở huyện Hoài Ân (Bình Định) đã tạo được trầm bằng công nghệ nhân tạo, người trồng dó trầm sắp trở thành tỷ phú đến nơi một lần nữa lại khuấy động dư luận. Tuy nhiên, đó cũng mới chỉ là thông tin của chính những người trồng dó ở Hoài Ân đưa ra chứ chưa hề được một cơ quan, tổ chức chuyên môn hay khoa học độc lập nào kiểm chứng. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi dẫn lại câu chuyện trồng dó lấy trầm ở “xứ trầm hương” Khánh Hòa và khuyến cáo của ngành chức năng để thông tin thêm về “câu chuyện dó trầm” được tường minh hơn.

Cây dó là tên gọi phổ biến của loại cây tạo trầm hương - một trong những loài được xếp đầu bảng sách đỏ thực vật Việt Nam và thế giới nhờ những giá trị về hương liệu, dược liệu, mỹ nghệ và tâm linh... Thế nhưng, quy luật của tạo hoá thật nghiệt ngã, 100 cây dó trầm tự nhiên chỉ có khoảng 5 - 10 cây cho trầm. Chính vì lợi nhuận thu được quá cao, cây dó đã trở thành đối tượng săn lùng của đội quân “ngậm ngải tìm trầm” và đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ. Nhiều loại thuộc dòng họ “nhà dó” như: dó bầu, dó me, dó quýt... đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Những năm gần đây, phong trào trồng cây dó trầm ở các địa phương trong cả nước phát triển khá rầm rộ, trong đó có Bình Định, song tập trung nhiều nhất là các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắc Lắc, Gia Lai, Đồng Nai, Quảng Bình… Tuy chưa có những đánh giá xác thực về hiệu quả kinh tế, nhưng một số địa phương đã vội vã cho rằng, cây dó trầm là cây chủ lực xóa đói giảm nghèo. Hiệu quả mà các địa phương này đánh giá chỉ dừng lại ở việc bán cây giống, còn kỹ thuật trồng, chăm sóc, đặc biệt là phương pháp tạo trầm thì không hề được nhắc tới.

Để phục hồi giống dó trầm, tỉnh Khánh Hòa đang có chương trình khôi phục, phát triển cây dó trầm trên địa bàn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Khánh Hòa đã lập chương trình khôi phục, phát triển cây dó trầm trên địa bàn tỉnh. Theo đó, mục tiêu của chương trình nhằm khôi phục diện tích cây dó trầm đã trồng trên địa bàn, tiến tới phục hồi giống dó trầm nổi tiếng ở Khánh Hòa. Trong đó, Nhà nước đầu tư hỗ trợ trồng mới khoảng 1 triệu cây dó trầm trong vườn nhà, trồng tập trung 2.500 ha dưới tán vườn nhà, vườn rừng… cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, chương trình còn hỗ trợ kích thích tạo trầm cho khoảng 300.000 cây trồng phân tán trước đây, nhằm từng bước tăng thu nhập cho người dân và tạo nguồn cung cấp sản phẩm trầm hương cho thị trường trong và ngoài nước.

Trên thực tế, chương trình phôi phục, phát triển cây dó trầm trên địa bàn tỉnh đã được ngành NN đưa ra từ năm 2005. Tuy nhiên sau 3 năm, tính khả thi của chương trình vẫn đang là nỗi lo của nhiều người. Theo phản ảnh của các địa phương, cây dó trầm được trồng trên địa bàn phát triển khá èo uột và không hiệu quả. Ngoài những cây bị chết vì nắng hạn hoặc sâu bệnh, số còn lại đều chưa có trầm vì người dân không biết cách tạo trầm.

UBND tỉnh Khánh Hòa đã xem xét thông qua chương trình khôi phục, phát triển cây dó trầm trên địa bàn tỉnh và đã nhận được các ý kiến trái chiều. Trong khi đó, đơn vị lập chương trình, các chủ rừng, địa phương vẫn chưa dám khẳng định hiệu quả do nó mang lại, thậm chí còn “mù tịt” thông tin về kỹ thuật trồng, chăm sóc, đặc biệt là cách tạo trầm.

Hiện cây dó trầm được xếp trong danh mục các loài chủ yếu cho rừng trồng sản xuất theo 9 vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, theo khuyến cáo mới nhất của Bộ NN - PTNT, khi chưa có kết luận chính thức về thị trường tiêu thụ sản phẩm từ cây dó trầm, cũng như các vấn đề kỹ thuật liên quan đến việc chăm sóc, tạo trầm, các địa phương chỉ nên xem cây dó trầm như là một loại cây lâm nghiệp bản địa, được đưa vào trồng như cây rừng, phát triển theo hướng trồng tập trung, trồng xen, trồng phân tán, không trồng ồ ạt.

Rõ ràng, câu chuyện trồng dó lấy trầm vẫn còn là một câu chuyện dài mà chưa thấy hồi kết. Chính vì thế, các cơ quan chức năng cần xem xét đến tính khả thi của việc trồng dó trầm một cách ồ ạt dựa theo tin đồn, kịp thời khuyến cáo hoặc cảnh báo để tránh thiệt hại về mặt kinh tế của Nhà nước và cả người dân.

Theo thống kê của Sở NN - PTNT Khánh Hòa, toàn tỉnh Khánh Hòa hiện có gần 280 ha dó trầm, tập trung chủ yếu ở các huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa, Cam Lâm, Diên Khánh và Khánh Sơn. Trong đó, nhà nước trồng 160,9 ha, doanh nghiệp tư nhân trồng 10 ha, nhân dân trồng tự phát 109 ha. Tuy nhiên, tỷ lệ cây dó trầm sống ở các địa phương chỉ đạt khoảng 20%. Điển hình như Công ty Fongsan ở TP.Hồ Chí Minh trồng 40 ha do trầm nhưng đã chết 30 ha.

Lâm Tường Sinh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang