• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng bằng sông Cửu Long : Đàn bò sữa đang chờ... “giải quyết hậu quả”!

Nguồn tin: SGGP, 4/8/2005
Ngày cập nhật: 6/8/2005

Giá sữa thấp, năng suất kém, tiêu thụ nhỏ lẻ, manh mún. Giá bò giống sụt giảm tệ hại từ 22 triệu đồng xuống còn 5- 7 triệu đồng/con vẫn chẳng có ai mua. Trong khi đó, chi phí thức ăn nuôi bò sữa tăng 20- 30%... Tất cả đang là những khó khăn vây quanh hàng ngàn hộ nuôi bò sữa ĐBSCL. Một mô hình mới nhen nhóm đã có nguy cơ… “sập tiệm”.

Mắc nợ vì bò sữa

Trại bò sữa của anh Trần Quốc Tuấn, nằm gần ngã ba Cán Cờ, xã Long Hậu (Lai Vung, Đồng Tháp) mấy ngày gần đây nhộn nhịp người. “Không phải họ đến mua sữa hay xem bò, mà đến để… đòi nợ!” - anh Tuấn chua chát nói. Nhìn căn nhà trống không, tài sản đã nối gót theo chủ nợ, còn đàn bò thì ốm tong, ốm teo vì… thiếu đói, chúng tôi không khỏi xót xa cho anh - một người tâm huyết với bò sữa nhưng lại tan nhà vì… bò sữa.

Nông dân Đồng Tháp không còn niềm vui nuôi bò sữa.

Cách nay hơn 2 năm, hưởng ứng chủ trương khuyến khích nuôi bò sữa, anh Tuấn là một trong những hộ đầu tiên đưa bò sữa về xã Long Hậu. Hồi mới đem bò về, cả xóm đến xem thích thú. Anh cũng mừng thầm và đinh ninh chờ ngày bò mẹ sinh bê cái sẽ cầm chắc 15 triệu đồng. Chưa hết, mỗi ngày còn được vắt sữa có thêm thu nhập hàng trăm ngàn đồng. Ở vùng nông thôn được vậy thì còn gì bằng! Nghĩ thế, anh Tuấn gom hết tiền nhà và mang giấy đất đi vay ngân hàng trên 40 triệu đồng, đầu tư mua 2 con bò sữa với giá 22 triệu đồng/con. Sau đó mua thêm 4 con nữa, trong số này, có 3 con được huyện cho mượn vốn từ dự án phát triển bò sữa.

Việc nhà anh tạm gác hết, cả ngày quanh quẩn bên đàn bò sữa. Sáng chạy ra chợ mua thức ăn, trưa về cắt cỏ, làm vệ sinh, tắm bò… lo cho bò như “trứng mỏng”. Vậy mà, đàn bò lại “không biết điều”, anh bực tức. Nó cứ nắng hổng ưa- mưa hổng chịu, hết bị viêm vú đến trục trặc đường sinh sản, bị ký sinh trùng… Mỗi lần bệnh phải trị bạc triệu mới hết.

Chưa kể, 2 con bò giống mua đợt 1, ngay lần sinh đầu tiên đều không thành, khiến anh lỗ trắng. Còn mấy con khác khi đến kỳ cho sữa chỉ lèo tèo 5 - 7 ký/ngày. Đã vậy, còn phải chở sữa tận Long Xuyên bán, vừa xa vừa tốn kém… Tính ra, chưa đủ chi phí thức ăn, nói gì đến đóng lãi ngân hàng.

Trường hợp anh Nguyễn Văn Lê (Ba Lê) ở xã Tân Phước còn bi đát hơn. Đầu tiên, anh chuyển hẳn 7 công lúa sang trồng cỏ và đốn gần nửa công quýt đang cho trái để xây chuồng. Đồng thời, vay ngân hàng 120 triệu đồng mua 6 con bò sữa và trang bị phương tiện chăn nuôi. Chân ướt chân ráo mới vào nghề, không nắm vững kỹ thuật, lại mua nhằm bò giống kém chất lượng nên mấy năm nay, 3 con bò lớn không chịu lên giống, gieo tinh hoài không đậu. Mặc dù, anh cầu cứu kỹ sư huyện rồi tỉnh và cả các tỉnh lân cận về… cũng bó tay. Chẳng biết bò bị bệnh gì.

Không có nguồn thu, trong khi hàng ngày phải tốn thức ăn, chi tiêu trong gia đình… Đất lúa giờ thành đất cỏ, thế là cả nhà phải xách giỏ đi đong gạo từng bữa. Nợ mẹ đẻ nợ con, mỗi ngày một lớn. Ba Lê buồn rầu: “6 con bò giờ bán ra chỉ được 30 triệu đồng, chưa đủ cái lẻ ngân hàng. Tôi đang tính đường cùng là bán đất trả nợ, chớ hết cách rồi, nhưng sau đó chưa biết làm gì để nuôi con”. Không riêng gì anh Lê, mà nhiều hộ khác cũng đang thẫn thờ như đang nằm mơ. Chỉ vài năm trước, họ là những gia đình khá giả, thì nay lại trở thành con nợ của ngân hàng.

Đàn bò sữa sẽ về đâu?

Nhiều nông dân nuôi bò sữa ở ĐBSCL bức xúc: Bò giống mua về nuôi cả năm mới gieo tinh, nhưng không biết chất lượng tinh thế nào mà tỷ lệ đậu thai rất thấp. Nếu sinh ra bê cái còn được, chớ ra bê đực thì chỉ có bán thịt vài trăm ngàn đồng. Điều khó hiểu là đàn bò nhiều nơi cho sữa rất thấp 5-7 kg/ ngày; khá nhất cũng hơn 10 kg trở lại. Giá sữa cân cho trạm chỉ 3.200 đ/kg, không thể bán được 3.500 đ/kg như Công ty sữa Vinamilk ra giá, bởi họ chê sữa nhiễm vi sinh, màu sắc, độ béo, độ loãng không đạt yêu cầu. Trong khi đó, giá thức ăn và những thứ khác tăng vùn vụt. Ai nuôi giỏi cách mấy cũng không khỏi lỗ. Trước tình hình trên, nông dân ĐBSCL chỉ còn cách xẻ thịt đàn bò và nói lời chia tay với chương trình bò sữa.

Anh Trần Văn Công ở Lai Vung (Đồng Tháp) ngậm ngùi nói: “Bán bò sữa lúc này chẳng khác gì cho không, bởi giá rớt tệ hại và rất khó bán. Trong khi càng giữ càng lỗ. Đàn bò của tôi 7 con to đùng mà chỉ bán được 5 triệu đồng/ con”. Hiện tại, không ai dám mua bò sữa để phát triển đàn. Nông dân phải nài thương lái mua bò về làm thịt bán chợ. Ông Hai Tùng ở xã Tân Thành vừa bán rẻ 8 con bò sữa với giá chỉ 3,5 triệu đồng/ con; ông Năm Tề bán 3 con; ông Đoàn Văn Chẳng vay 160 triệu đồng nhưng bán cả đàn chỉ được 40 triệu đồng… Hàng loạt hộ khác vừa kêu bán bò kèm theo bán đất vẫn chưa trả hết nợ.

Theo thống kê mới nhất của Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL, Long An hiện còn 4.200 con bò sữa, Đồng Tháp từ 474 con giảm xuống còn 426 con, Tiền Giang 750 con, An Giang khoảng 400 con, Cần Thơ 797 con, Trà Vinh 148 con… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ bò sữa được lý giải: do nhập con giống giá cao nhưng chất lượng kém, năng suất sữa thấp, tiêu thụ trở ngại, thiếu cán bộ quản lý, kỹ thuật tay nghề nông dân yếu, điều kiện tự nhiên bất lợi… Tuy nhiên, vấn đề căn cơ là các địa phương đã nóng vội trong việc phát triển đàn bò sữa, nhưng thiếu chuẩn bị cần thiết. Ngay cả khi bò bị bệnh hay cần gieo tinh thì người dân rất vất vả chạy tìm cán bộ chuyên môn.

Tại Cần Thơ, dự án bò sữa được lập ra và khuyến khích người nuôi nhưng trong tay ngành nông nghiệp chẳng có vốn liếng gì (?) Còn Trung tâm Giống nông nghiệp thuộc Sở NN-PTNT thành phố Cần Thơ khi nhập về 100 con bò giống, chưa làm xong chuồng trại, không có đồng cỏ, thức ăn… tất cả phải chạy mua, làm sao không lỗ?

Thạc sĩ Nguyễn Văn Khang, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang nhìn nhận: “Qua thử nghiệm vài năm cho thấy bò sữa không hiệu quả do điều kiện không thích nghi. Chi phí đầu vào quá cao, còn đầu ra thì ngược lại, bà con lỗ là dễ hiểu. Tiền Giang tạm ngưng phát triển bò sữa mà tập trung nâng đàn bò thịt. Nếu cần thiết, tỉnh sẽ đầu tư vốn nhập giống bò thịt chất lượng về mở rộng đàn”.

Đến thời điểm này, Long An phấn đấu đến năm 2010 nâng đàn bò sữa lên khoảng 10 ngàn con, với lợi thế là lai tạo từ bò Sind lên bò sữa và chủ động được đồng cỏ, điểm thu mua… Tuy nhiên, kế hoạch này xem ra khó thực hiện khi giá sữa quá thấp khiến nông dân ngán ngại. Các tỉnh khác đều có tiếng nói chung: tạm ngưng bò sữa. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP vào ngày 2-8, Phó giáo sư – tiến sĩ Hoàng Kim Giao, Phó Cục trưởng Cục Nông nghiệp (Bộ NN-PTNT), cũng cho rằng: “Không nên nuôi bò sữa ở các tỉnh ngập lụt ĐBSCL, trong điều kiện thiếu đồng cỏ, khí hậu nóng, nhiều thiên tai… hiệu quả sẽ thấp”.

Như vậy đã rõ, ĐBSCL không phải là “vùng đất hứa” cho bò sữa. Vấn đề bức xúc lúc này là giải quyết hậu quả hàng ngàn con bò sữa như thế nào. Nhiều dự án bò sữa đang đổ bể, người dân mang bò đi xẻ thịt trong sự ấm ức. Ông Đoàn Văn Chẳng nói: “Chính quyền khuyến khích dân nuôi, giờ thất bại, hổng ai thèm ngó. Chúng tôi tha thiết mong ngân hàng cho khoanh nợ và tái đầu tư chuyển sang nuôi bò thịt mới có thể tích lũy trả dần được”. Tuy nhiên, ngân hàng thì cứ “siết” nợ, nhiều hộ bán hết tài sản không đủ trả.

HUỲNH LỢI - NGỌC TÙNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang