• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Dương: Người trồng tiêu thua lỗ vì đầu tư cao, lãi thấp

Nguồn tin: Báo Bình Dương, 27/10/2009
Ngày cập nhật: 28/10/2009

Giá cả lên xuống thất thường cộng với thời tiết không thuận lợi đã làm cho không ít người trồng tiêu nản lòng với loại cây trồng này.

Khi giá cả hạt tiêu lên cao, cây tiêu được nông dân phát triển theo kiểu tự phát, ít nhận được sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng nên đa số các vườn tiêu sau đó thường bị sâu bệnh, năng suất thấp. Một khi vườn tiêu bị thoái hóa, giá cả hạt tiêu xuống thấp và giá sản phẩm các cây trồng khác tăng lên thì người trồng tiêu lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn trồng - chặt - trồng!

Xã An Bình, huyện Phú Giáo được xem là xứ sở của cây tiêu tại Bình Dương và suốt một thời gian dài, cây tiêu đã góp phần mang lại cuộc sống khá giả cho nhiều gia đình tại đây. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thì diện tích cây tiêu của xã này đã giảm khoảng 100 ha so với năm trước và chỉ còn khoảng 320 ha. Ông Nguyễn Văn Xẻn, ngụ ấp 3 xã An Bình, than: “Tôi trồng tiêu được hơn 30 năm, gia đình tôi có được cuộc sống sung túc như ngày hôm nay cũng nhờ vào cây tiêu. Nhưng những năm gần đây, vườn tiêu của gia đình tôi sâu bệnh chết dần, rồi giá cả trồi sụt làm cho chúng tôi càng thêm nản lòng...”. Nỗi lòng của ông Xẻn cũng là nỗi lo chung của nhiều người trồng tiêu khi mà nhiều vườn tiêu đang chết dần. Ông Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Bình cho biết: “Thời gian gần đây do mưa nhiều đã làm cho nhiều diện tích trồng tiêu trên địa bàn xã bị ngập úng, gây ra tình trạng chết dây, rụng đốt và xuất hiện nhiều loại bệnh. UBND xã cũng đã xuống các hộ dân bị ngập úng hướng dẫn đào rãnh thoát nước và thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, tuy nhiên nhiều vườn tiêu vẫn bị ảnh hưởng nặng”. Trong khi đó giá cả thu mua tiêu trồi sụt thất thường, thương lái lại không nhất quán về giá thu mua, gây thiệt thòi cho những người trồng tiêu. Hiện giá tiêu chỉ còn khoảng hơn 40.000 đồng/kg (giảm 10.000 đồng so với đầu vụ). Nói như ông Xẻn thì với giá tiêu hiện nay, kể như người trồng tiêu phải đầu tư cao mà lãi thì quá thấp, thậm chí lỗ! Chính vì những lý do trên mà hiện nay nhiều hộ nông dân không còn “mặn mà” với cây tiêu nữa. Một số hộ trồng tiêu đã phá bỏ vườn tiêu để chuyển sang trồng cao su; số khác thì phó mặc vườn tiêu cho trời, không chăm sóc, có bao nhiêu thu bấy nhiêu mà trường hợp anh Khải, ngụ tại ấp Bình Thắng, xã An Bình là một ví dụ. Anh Khải tâm sự: “Năm ngoái khi giá tiêu ở mức hơn 60.000 đồng/kg gia đình tôi cũng có ý định cải tạo lại vườn tiêu để đạt năng suất cao hơn, nhưng chưa kịp làm thì năm nay giá tiêu lại giảm. Thôi thì cứ để vậy, có bao nhiêu thu bấy nhiêu, khi nào cây tiêu chết hẳn hay”. Anh Khải còn cho biết, để cải tạo lại vườn phải đầu tư số vốn khá lớn, nhưng anh cũng không dám bỏ hẳn gần 500 nọc tiêu đang thu hoạch, vì đây là nguồn thu nhập duy nhất của gia đình anh hiện nay.

Theo nhiều người trồng tiêu, các loại bệnh mà cây tiêu đang mắc phải rất khó chữa trị vì mầm bệnh đã ngấm vào đất. Có nhiều hộ tiếc vườn, thương cây tiêu còn thuê nhân công múc đất mà họ cho là đã nhiễm bệnh đem đổ nơi khác, rồi đem đất mới đắp vào thế nhưng cây tiêu vẫn bị chết dần, chết mòn. Không ít hộ trồng tiêu đã bắt đầu trồng xen các loại cây trồng khác vào vườn tiêu, sẵn sàng “khai tử” cây tiêu bất kỳ lúc nào nếu cây tiêu bệnh hay giá cả hạt tiêu xuống thấp. Cây tiêu chết nhiều vì bệnh, giá hạt tiêu xuống thấp, trong khi nhiều hộ trồng tiêu đang nợ ngân hàng khoản tiền vay lớn để đầu tư cho vườn tiêu nên gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các hộ trồng tiêu chạy theo phong trào, trồng theo kiểu tự phát, ít nhận được sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng nên đa số các vườn tiêu sau khi trồng thường bị sâu bệnh, năng suất thấp do không phù hợp thổ nhưỡng... Và, số phận của cây tiêu cũng như cây điều là không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn là trồng - chặt - trồng!

Tính đến cuối năm 2008, diện tích cây tiêu trên địa bàn tỉnh chỉ còn khoảng 500 ha, tập trung chủ yếu tại các huyện Phú Giáo, Tân Uyên. Năng suất bình quân vào khoảng 25 tạ/ha, sản lượng hạt tiêu của tỉnh năm qua đạt khoảng 1.200 tấn. Năm nay, mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể từ các địa phương, nhưng với tình hình sâu bệnh và giá cả thất thường như đã nêu, chắc chắn diện tích cây tiêu trong tỉnh sẽ giảm mạnh.

Cao Sơn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang