• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gặp lại tỷ phú Châu “dê”

Nguồn tin: WNT, 1/8/2005
Ngày cập nhật: 4/8/2005

Tôi đã được nghe kể, đọc bài báo nhiều về chuyện làm giàu của anh Nguyễn Văn Châu ở Tân Mỹ, xã Mỹ Sơn (Ninh Sơn), mà mọi người hay gọi là tỷ phú Châu “dê”, thế nhưng khi gặp ông vẫn không khỏi ngạc nhiên. Khuôn mặt rắn rỏi, chất phác của chất nông dân pha lẫn khí phách của bản tính người lính, khiến ông thật gần gũi, ngồi trò chuyện với ông tôi cứ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Chuyện làm giàu: Chuyện làm giàu của anh cựu chiến binh Trần Văn Châu đến bây giờ không còn lạ đối với mọi người dân Mỹ Sơn. Chuyện nuôi dê của anh còn được lan truyền nên nhiều đơn vị nhà nước, tư nhân cũng như cá nhân đã tìm đến anh để học tập kinh nghiệm chăn nuôi dê. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung, năm 1975 đi bộ đội, sau 17 năm phục vụ trong quân ngũ, xuất ngũ trở về quê hương Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá sinh sống. Về với đời thường lấy vợ, sinh con gia đình sinh sống bằng lao động sản xuất nông nghiệp. Cuộc sống luôn khó khăn, vất vả cứ đeo bám dai dẳng. Chẳng lẽ! Chiến tranh không chết, lại chết trong đói nghèo? Câu hỏi làm sao thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng cứ thôi thúc, ám ảnh trong anh. Năm 1994 cùng gia đình rời quê hương Thanh Hoá vào mảnh đất cực Nam trung bộ-Ninh Thuận chọn Tân Mỹ, xã Mỹ Sơn sinh sống. Những năm đầu chưa quen với nắng, gió nơi đây nên cuộc sống gia đình gặp vô cùng khó khăn. Song bản chất người lính Cụ Hồ, sự cần cù chịu khó của bản thân và gia đình, cuộc sống cũng đủ qua ngày. Nhưng điều khích lệ lớn nhất đối với anh là trong những ở đây, anh đã ý thức được từ mảnh đất gió nắng, khô hạn này sẽ giúp anh thực hiện được ước mơ, hoài bão thoát nghèo- làm giàu bằng nghề chăn nuôi dê.

Nguyễn Văn Châu bắt đầu quyết chí học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi của những người đi trước, của các bậc lão nông, các chủ trang trại chăn nuôi có hiệu quả. Qua những chuyến thực tế, học hỏi niềm tin ngày càng được củng cố. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, tận dụng nguồn thức ăn của đồng cỏ tự nhiên, năm 1996 anh đã vay thêm ngân hàng 4 triệu đồng cộng với 1 triệu đồng tích lũy được và huy động thêm của anh em bạn bè, gia đình mua được 20 con dê cái, cũng là năm đánh dấu sự khởi đầu những tháng ngày của người chăn nuôi dê từ tới nay. Với tốc độ sinh sản rất nhanh, 1 nái mẹ có thể đẻ từ 1-4 con/lần, và cứ 8 tháng đẻ 1 lần. Nếu đượcchăm sóc và cho ăn đầy đủ 1 con nái sẽ cho 4 con dê nhỏ trong 1 năm; dê con từ 8-12 tháng tuổi bắt đầu trở thành dê hậu bị; cá biệt có con chỉ 10 tháng tuổi đã đẻ lần đầu. Về kỹ thuật chăn nuôi dê cũng tương đối dễ, chỉ yêu cầu người chủ phải chú ý hết sức những thay đổi bất thường của từng con và cả đàn, để phát hiện bệnh tật kịp thời và có cách điều trị. Thứ nữa cho dê ăn đầy đủ các thứ lá, cỏ vì thức ăn chủ yếu của loài này là thảo mộc. Thực hiện chế độ tiêm ngừa các loại vắcxin phòng bệnh tụ huyết trùng, bệnh long mồm lở móng... Từ 20 con dê đến cuối năm 1999, anh đã có đàn dê lên đến 500 con lớn, nhỏ. Số dê đực và cái sinh sản bán ra hàng năm trừ chi phí gia đình tôi thu nhập được 30-40 triệu đồng/ năm. Bước sang năm 2000, phát hiện và nhìn thấy lợi ích kinh tế từ chăn nuôi cừu. Đối với loài cừu đặc điểm sinh sản cũng như dê, việc chăm sóc lại dễ dàng hơn, chúng ăn nhiều cỏ nên gia đình anh quyết đầu tư mua một lúc 40 con cừu cái và chuyển 1 phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp sang trồng cỏ voi để chủ động thức ăn. Với diện tích trên 8 ha đồi núi, anh xây dựng 2 dãy trang trại với diện tích chuồng 400m2, củng cố lại đàn dê cừu với quy mô hợp lý và tiếp nhận giống cừu Úc của Trung tâm Khuyến nông tỉnh để cải tạo đàn dê-cừu gia đình đồng thời vẫn giữ được gien quý của giống cừu địa phương, nâng tỷ lệ thịt trên 30 kg con xuất chuồng. Để phát triển chăn nuôi trang trại bền vững, anh còn mua thêm 2 ha đất ven sông Dinh chủ động nước để trồng cỏ voi, đậu ván và bắp làm thức ăn dự trữ cho mùa khô. Chính vì vậy từ năm 2000 đến nay, đàn gia súc luôn ổn định từ 400-500 con lớn nhỏ, tỷ lệ hao hụt 5% năm. Ngoài ra anh còn bán cho các chủ trang trại khác trên 100 nái hậu bị và 200 con đực/năm, thu nhập lên đến 650 triệu đồng/năm, trừ chi phí, gia đình anh lãi ròng mỗi năm đạt 500 triệu đồng, bình quân mỗi khẩu đạt 100 triệu đồng/năm. Từ đó gia đình đã xây dựng được 1 căn nhà 3 tầng, nội thất phương tiện sang trọng, trị giá gần 500 triệu đồng.

Đến cộng đồng và dự tính tương lai: Với trách nhiệm là một cán bộ hội, là một đảng viên anh ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với xã hội, đất nước. Không những làm giàu cho bản thân mà còn phải gắn với cộng đồng, xã hội. Anh vận động các hộ nông dân có kinh nghiệm chăn nuôi để thành lập câu lạc bộ khuyến nông. Từ sinh hoạt câu lạc bộ, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi dê-cừu, vận động hội viên và các thành viên trong câu lạc bộ thi đua sản xuất để phát triển kinh tế. Đến nay toàn xã Mỹ Sơn nơi anh sinh sống thành lập được 60 trang trại chăn nuôi và chăn nuôi nhỏ lẻ từ 1 đến 2 con dê-cừu-bò trở lên chiếm trên ½ số hộ của toàn xã. Năm 2004, từ kinh phí khuyến nông, anh trực tiếp tham gia giúp cho 6 hộ đồng bào Raglai tập chăn nuôi từ 2 con dê ban đầu, sau 18 tháng có hộ đã có dàn dê lên đến 10 con. Theo anh, có lẽ đây là một hướng đi đúng, giúp xóa đói giảm nghèo đặc biệt cho đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, gia đình anh luôn tạo điều kiện cho 2 hộ nghèo và 10 lao động có việc làm thu nhập ổn định bình quân gần 1.000.000 đồng/tháng. Tích cực đóng góp, ủng hộ vào các quỹ người nghèo, đền ơn đáp nghĩa do các cấp phát động. Trong 2 năm qua, ủng hộ xây dựng tặng 2 căn nhà tình nghĩa trị giá 9 triệu đồng cho hộ nghèo trong huyện. Ngoài ra từ nguồn vốn tích lũy gia đình đã đầu tư hạ 1 trạm biến thế 15kV cho trang trại, gia đình và 23 hộ dân xung quanh có điện sinh hoạt. Để chủ động nguồn nước trong mùa khô hạn những năm đến, anh đã đầu từ gần 100 triệu đồng, ngăn suối, đắp đất làm hồ chứa nước. Dự tính công trình này khi hoàn thành (khoảng đầu tháng 8-2005) sẽ trữ được lượng nước trên 50.000m3 đủ cho gia đình anh và những người dân xung quanh sinh hoạt trong mùa khô hạn hằng năm.

Trao đổi với anh về chuyện thoát nghèo, làm giàu, anh cho biết “ngoài sự giúp đỡ của các cấp chính quyền, bản thân mỗi người phải tự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm và tự trách nhiệm trước cuộc sống của gia đình. Luôn vận động, phát triển không thỏa mãn bằng lòng với những gì mình hiện có”.

X.B,Báo Ninh Thuận

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang