• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng, khai thác cây cao su: Bài học nhãn tiền sau bão

Nguồn tin: Báo Gia Lai, 25/10/2009
Ngày cập nhật: 26/10/2009

Đối với Gia Lai nói riêng và cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên thì cơn bão số 9 vừa qua đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện tích và sản lượng mủ. Cây cao su bị đổ ngã trong bão một phần do khai thác quá mức và trồng, chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật.

Mừng vì giá cao

Giá mủ cao su hiện nay đang được giá làm cho người trồng và kinh doanh cao su rất mừng. Hồi đầu năm giá cao su chỉ 1.300-1.400 USD/tấn, vậy mà bây giờ đã vượt lên đến 2.000 USD/tấn. Giá tăng đã kích thích cán bộ, công nhân các công ty cao su lao động hăng say để đẩy mạnh xuất khẩu. Không riêng gì các doanh nghiệp mà rất nhiều hộ trồng cao su tiểu điền cũng phấn khởi khi giá liên tục tăng. Tại các vùng nông thôn nơi người dân có trồng cao su, hàng loạt thương lái lùng sục tìm mua mủ cao su để cung ứng xuất khẩu. Với giá mủ hiện nay, sau khi trừ chi phí, doanh nghiệp và nông dân trồng cao su đều trúng đậm. Theo dự báo, nhu cầu tiêu thụ mủ cao su trên thế giới những tháng cuối năm tiếp tục tăng và giá cả sẽ ở mức cao.

Vườn cao su trước mùa bão. Ảnh: P.V

Tiếc vì bão số 9 đã gây thiệt hại nặng nề

Sau bão, đến các công ty cao su ở Gia Lai và những vườn cao su tiểu điền xung quanh được tận mắt chứng kiến những vườn cây cao su bị gãy đổ, xác xơ mà xót xa cho tiền tỉ của người trồng cao su bị cuốn trôi theo bão. Những cây cao su có đường kính từ 20cm-25cm cũng bị gãy ngang thân hàng loạt, trốc gốc nằm ngổn ngang... Mủ trắng ứa ra từ thân cây cao su như dòng nước mắt của những người công nhân một nắng hai sương, nhọc nhằn hơn chục năm trời. Bão số 9 đã làm thiệt hại khoảng 10 ngàn ha cao su của các tỉnh Tây Nguyên với hàng trăm tỉ đồng cuốn theo... gió.

Bài học nhãn tiền

Đặc thù của cây cao su, thân cây cao có tán lá rộng, giòn không chịu được sức gió mạnh nên dễ bị gãy đổ. Trong khi đó, ngành chức năng và người trồng cao su khi mở rộng diện tích trồng cao su không tính đến việc trồng rừng tạo vành đai phòng hộ, chắn gió; mật độ trồng cao su quá dày làm cản gió đã làm cho cây cao su bị đổ, ngã do bão. Một nguyên nhân khá quan trọng nữa là do giá cả quá hấp dẫn khiến nhiều hộ trồng cao su cạo mủ không tuân theo quy trình kỹ thuật, không nghĩ đến sức chịu đựng của cây. Theo cán bộ kỹ thuật về cây cao su, do nhiều hộ dân khai thác cao su chạy theo lợi nhuận nên cạo mủ theo kiểu “vắt kiệt” cây cao su (có trường hợp cạo mủ 6 ngày mới nghỉ một ngày) làm cho cây cao su mất sức. Nếu cạo mủ theo đúng quy trình thì phải cạo hai ngày, nghỉ một ngày, thì cây mới có sức chống chịu được với gió bão.

Công nhân Công ty Cao su Chư Prông thu dọn vườn cây bị ngã đổ do bão số 9.

Để giúp người trồng cao su tiểu điền trên địa bàn khắc phục thiệt hại do cơn bão gây ra, tỉnh nên hỗ trợ cho những hộ có diện tích cao su tiểu điền bị gãy, đổ để mua mỡ zenlin bôi vào vết cạo chống lỡ loét, nhiễm nấm hồng và nhiều loại bệnh khác trên cây cao su. Khuyến cáo người dân trồng thêm đai cây xanh chắn gió, đồng thời khi trồng và chăm sóc, khai thác mủ phải đúng quy trình kỹ thuật để bảo vệ vườn cây phát triển bền vững.

Theo Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, đối với các địa phương vùng Tây Nguyên có độ cao từ 600 mét đến 700 mét nên đưa vào trồng các giống cao su như PB 312, RRIC 100, RRIC 121, LH 82/92, LH 83/732... Đây là những giống cao su sinh trưởng khỏe, vỏ dày, kháng đổ gãy do gió, chống chịu một số bệnh lá chính, chống chịu môi trường (hạn, gió, nhiệt độ thấp...), đáp ứng tốt với kích thích mủ, cho năng suất từ 1,6 tấn mủ/ha trở lên. Viện cũng khuyến cáo đến các doanh nghiệp, các nông hộ trồng cao su tiểu điền ở vùng Tây Nguyên về quy trình, chế độ cạo, kỹ thuật cạo úp có kiểm soát, chẩn đoán sinh lý mủ để xác định chế độ khai thác hợp lý và kích thích mủ bằng khí gas ethylen nhằm kéo dài tuổi thọ, hiệu quả bền vững vườn cây khai thác từ 20 năm trở lên.

Kiều Trang

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang