• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bão “vật” người trồng rừng

Nguồn tin: Tuổi Trẻ, 23/10/2009
Ngày cập nhật: 24/10/2009

Hàng chục ngàn hecta cây nguyên liệu giấy (chủ yếu là keo, tràm) bị đổ ngã trong cơn bão số 9 ở miền Trung không chỉ khiến người trồng rừng ở vùng đất này lâm vào tình trạng khốn đốn mà còn kéo theo bao sự xáo trộn, từ thương lái, nhà máy cho đến giới tài xế xe vận tải.

Xe chở gỗ nguyên liệu rồng rắn trước nhà máy Công ty Liên doanh trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy xuất khẩu Huế - Ảnh: ĐÌNH TOÀN

Nhà máy vận hành hết công suất cũng không tải nổi lượng gỗ khổng lồ ồ ạt đổ về, hàng ngàn ôtô tải xếp hàng chờ đợi... Chưa bao giờ thương lái, người dân trồng rừng lại rơi vào cảnh oái ăm như lúc này.

Người bán kẻ mua đều thiệt

Phí cảng tăng

Trong khi người dân trồng rừng và tư thương mua bán gỗ đang gặp khốn khó sau bão thì tại Thừa Thiên - Huế, lệ phí qua cảng Chân Mây lại tăng thêm. Theo đó, từ 1-10 việc áp dụng thu phí phương tiện vào cảng với giá 500đ/tấn gỗ tươi chính thức được áp dụng. Trước đó ngày 1-4, một khoản phí mới của năm 2009 tại cảng này cũng được áp dụng là doanh nghiệp phải chi thêm 1.000đ/tấn cho phí xe nâng.

Dưới chân phía bắc đèo Phú Gia (Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế), hàng trăm ôtô tải từ nhiều tỉnh, TP từ Quảng Trị vào Quảng Nam xếp hàng chờ nhập gỗ (keo và tràm) vào nhà máy của Công ty Liên doanh trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy xuất khẩu Huế. Gần đó, trên con đường dẫn từ quốc lộ 1A vào cảng Chân Mây, ôtô tải cũng rồng rắn xếp hàng chờ đưa gỗ vào nhập cho nhà máy của Công ty cổ phần Chế biến lâm sản xuất khẩu Pisico Huế.

Hơn nửa tháng nay, quán xá gần hai nhà máy này là nơi tá túc của giới tài xế. Họ chờ đến phiên mình được gọi đưa gỗ vào nhà máy vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Tài xế sau khi xả được hàng, lấy tiền rồi mừng hú vía lên xe phóng như bay về các khu rừng trồng để chở chuyến khác. “Có khi 1g-2g sáng tụi tui còn ở trong rừng bốc gỗ. Về đến nhà máy là mặt trời vừa lên. Rứa là nằm đợi thêm khoảng ba ngày nữa mới trút hàng” - Thiện, một tài xế chở gỗ rừng trồng từ xã Phong Thu (huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) về Chân Mây, cho biết.

Trong khi đó giới thương lái thu mua gỗ rừng trồng cũng khổ chẳng kém. Anh Đỗ Ngọc Phong, ở xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế), cho biết nhiều người trong giới buôn gỗ rừng trồng đợt này bị lỗ te tua khi mà rừng mua trước bão với giá cao, sau bão bị gãy đổ gần nửa nên khó thể cầm hòa. Chỉ tay vào khu rừng đổ ngả nghiêng sau bão mua của một người dân ở xã Lộc Sơn, anh Phong nói: “Trước bão, 1ha rừng như ri tui lãi cũng được vài ba triệu đồng, nay chỉ mong ngang vốn cũng mừng”.

Trong trăm thứ thiệt thì người trồng rừng là chịu thiệt nhất. Ông Dũng, người trồng rừng có tiếng ở khu vực nam đèo Hải Vân, nhìn khu rừng của mình đổ rạp mà nước mắt chảy dài. Toàn bộ gần 60ha rừng trồng đang tuổi khai thác nay bán không nỡ, để cũng không xong. Nhưng thiệt nhất là người trồng rừng ở vùng sâu, đường vận chuyển khó khăn chẳng có người mua đến hỏi han.

Ở bản Phúc Lộc, xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) cả thôn hơn 120 hộ dân là dân tộc Vân Kiều, đa phần là dân tái định cư do ảnh hưởng công trình hồ Tả Trạch. Tài sản của họ giá trị nhất là rừng trồng 4-5 tuổi, người ít thì 0,5ha, nhiều 1-2ha. “Mình có 1ha keo và tràm chờ bán, nhưng bão làm gãy đổ hơn nửa. Cả thôn nhà mô cũng bị hư cây hết. Nếu không bán được thì vài ngày nữa là cây khô, khi nớ chỉ biết làm củi” - chị Hồ Thị Viên, một người dân ở bản Phúc Lộc, buồn bã nói.

Người dân trồng rừng khốn khổ sau bão - Ảnh: ĐÌNH TOÀN

Cung vượt cầu

Hiện người trồng rừng và thương lái ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi chỉ trông chờ vào hoạt động thu mua của năm nhà máy, trong đó hai ở Đà Nẵng (khu vực cảng Tiên Sa) và ba ở Thừa Thiên - Huế (khu vực cảng Chân Mây). Tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) hằng ngày ước có 500 xe chờ để được nhập hàng, còn ở Chân Mây con số này khoảng 300.

Trước tình cảnh trên, giới tài xế và thương lái cứ chạy đi chạy lại giữa các nhà máy ở Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế, chỗ nào “hở” thì chen vào nhập, dù giá cả mỗi nơi mỗi khác. Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, tại khu vực cảng Tiên Sa, từ nhiều ngày nay ngoài Nhà máy Liên doanh Việt - Nhật (Vinapho) vẫn nhập hàng đều đặn, một nhà máy khác gần như ngưng nhập hàng. Giới buôn gỗ rừng trồng cho hay với giá thu mua 610.000-620.000đ/tấn như Vinapho là quá ưu đãi trong thời buổi khó khăn này. Chính vì thế, dù chờ đợi 4-5 ngày nhưng tài xế và thương lái vẫn chờ nhập hàng cho Vinapho.

Trong khi đó tại khu vực Chân Mây, nếu giá mua (gỗ rừng trồng làm nguyên liệu giấy) trước bão số 9 là trên 600.000đ/tấn tươi thì hiện nay chỉ còn 550.000-580.000đ/tấn tùy nhà máy. Tuy nhiên, tại Chân Mây hiện chỉ còn hai nhà máy hoạt động 24/24 giờ là Công ty cổ phần Chế biến lâm sản xuất khẩu Pisico Huế và Công ty Liên doanh trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy xuất khẩu Huế. Riêng Nhà máy Chaiyo (100% vốn Thái Lan) tại Chân Mây đã tạm đóng cửa từ nhiều ngày qua.

Giới thu mua gỗ rừng trồng cho hay Chaiyo trước khi ngưng nhận hàng đã hạ giá xuống chỉ 450.000đ/tấn gỗ (keo, tràm) tươi. Những tưởng kiểu này khách hàng sẽ không nhập hàng cho nhà máy nhưng khách hàng vẫn chấp nhận nhập! Kết cuộc Chaiyo đành “khép cửa”.

Trong khi đó, tại nhà máy của Pisico Huế, để giải phóng một lượng gỗ lớn cũng như giảm tải cho các xe chở gỗ, đơn vị này đã chấp nhận cho xả hàng trực tiếp xuống bãi trong khuôn viên nhà máy, dù về sau họ phải trả phí cho việc bốc xếp khi đưa gỗ vào máy xay với chi phí khoảng 20.000đ/tấn. Ông Huỳnh Thạnh, giám đốc nhà máy, cho biết: “Chúng tôi đang gặp khó khăn khi bãi chứa gỗ nguyên liệu đã kín, công suất nhà máy thì có hạn. Chưa kể việc xuất hàng cũng khó do lịch trình tàu biển đã có trong kế hoạch, không thể điều thêm tàu”.

Còn tại nhà máy của Công ty Liên doanh trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy xuất khẩu Huế (đóng dưới chân đèo Phú Gia), dù bãi chứa rất rộng nhưng công ty này không áp dụng phương án xả hàng trực tiếp xuống bãi mà từng xe đưa gỗ trực tiếp vào máy chế biến. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến hàng trăm xe tải vẫn nằm chờ, có xe chờ đến 4-5 ngày mới được xả hàng.

ĐÌNH TOÀN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang