• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tây Nguyên “khát” nhân công thu hoạch cà phê

Nguồn tin: Báo Công Thương, 22/10/2009
Ngày cập nhật: 22/10/2009

Có thể nói, năm nào cũng vậy, cứ đến mùa thu hoạch cà phê thì người nông dân ở Tây Nguyên lại “khủng hoảng” nhân công để thu hoạch cà phê.

Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã trở lại những vùng trồng cà phê trọng điểm của Đăk Lăk, tỉnh có diện tích cà phê nhiều nhất nước để ghi nhận những khó nhọc của người trồng cà phê trước mùa thu hoạch.

Theo một số hộ trồng cà phê tại thị trấn Quảng Phú (huyện CưM’gar) cho biết, ở đây, bình quân mỗi hộ gia đình có khoảng từ 1 đến 3 ha cà phê. Mỗi ha cà phê cần khoảng từ 140 đến 150 nhân công để thu hoạch, đó là chưa kể thu hoạch theo kiểu chọn quả chín như khuyến cáo của chính quyền địa phương, nếu tuân thủ đúng quy định thì số nhân công phải tăng lên gấp đôi.

Cà phê là loại cây mỗi năm cho thu hoạch một lần, hoạt động thu hoạch cà phê chỉ gói gọn trong thời gian khoảng 2 tháng. Như vậy, chỉ tính riêng tỉnh Đăk Lăk với 173.233 ha cà phê kinh doanh hiện có thì số nhân công cần để thu hoạch cà phê trong thời gian tới là một con số không hề nhỏ, đó là chưa tính cả khu vực Tây Nguyên có tới 434.000 ha cà phê cùng bước vào thu hoạch cùng lúc.

Trước đây, khi tình hình trộm cắp cà phê chưa diễn ra phức tạp như hiện nay, cộng thêm việc người dân chủ động tưới cách nhau một thời gian khoảng từ 10 đến 15 ngày thì độ chín của các rẫy cà phê sẽ khác nhau và người nông dân có thể đổi công cho nhau. Nhưng trong những năm gần đây, khi tình hình an ninh tại các khu vực trồng cà phê không được bảo đảm, tình trạng trộm cắp diễn ra thường xuyên thì ai cũng muốn tranh thủ thu hoạch trước để khỏi bị mất đã làm cho tình hình thiếu nhân công càng trở nên "nóng". Khi cung cầu lao động mất cân bằng thì giá nhân công thu hoạch cà phê sẽ bị đẩy lên rất cao làm cho chi phí của người trồng cà phê càng lớn và giá thành cà phê sẽ bị đội lên, làm giảm tính cạnh tranh của cà phê Việt Nam. Theo nhiều người dân cho biết, cách đây 3 năm, giá nhân công thu hoạch cà phê chỉ vào khoảng 30.000 - 40.000 đồng/người/ngày thì nay đã tăng lên gấp 3-4 lần nhưng cũng không tìm đâu ra người.

Ngoài việc thiếu hụt nhân công, thì chất lượng nguồn nhân công thu hoạch cà phê cũng là vấn đề quan tâm của người trồng cà phê hiện nay. Là một loại cây công nghiệp nên công tác thu hoạch cà phê cũng phải theo đúng yêu cầu kỹ thuật nhất định. Theo anh Lê Quang Trưởng ở thị trấn Ea pốk (huyện CưM'gar) cho biết, mỗi năm gia đình anh thuê khoảng từ 7 đến 10 người ăn ở trong nhà gần 2 tháng trời để thu hoạch cà phê nhưng không phải ai cũng biết cách thu hái cà phê. Những người đã có kinh nghiệm thì không nói, riêng những người lần đầu biết đến cây cà phê thì phải tốn đến 3 - 4 ngày, thậm chí cả tuần để hướng dẫn cho họ cách thu hoạch. "Nếu thu hoạch không đúng kỹ thuật thì chùm quả cà phê sẽ bị tước ngược, gây rụng lá, gãy cành và làm mất năng suất cho vụ tới", anh Trưởng cho biết.

Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chiến lược của tỉnh Đăk Lăk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. Riêng tỉnh Đăk Lăk, mỗi năm kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt khoảng 600 triệu USD, chiếm gần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của cây cà phê đối với nền kinh tế của Đăk Lăk như thế nào. Tuy nhiên, trong những năm qua, tỉnh cũng như các ngành chức năng, mới chỉ kêu gọi người nông dân chú trọng nâng cao chất lượng cà phê bằng cách thu hoạch đúng độ chín, đầu tư sân phơi, công nghệ chế biến phù hợp... nhưng chưa có những hỗ trợ cụ thể cho nông dân trong mùa thu hoạch, nhất là ở lĩnh vực nguồn lao động. Đa số nông dân trồng cà phê ở Đăk Lăk, cứ đến vụ thu hoạch cà phê thì cứ chạy đôn, chạy đáo để thuê nhân công. Nhiều người không có thời gian thì phải nhờ sự trợ giúp của lực lượng xe thồ tìm giúp và tất nhiên là phải trả phí. "Cứ mỗi lao động được xe thồ chở đến thì người thuê ngoài phải trả tiền xe thì còn phải trả thêm 50.000 đồng tiền phí", anh Trưởng cho hay.

Để hỗ trợ cho người nông dân trong công tác thu hoạch cà phê và nâng cao chất lượng sản phẩm như mong muốn của chính quyền địa phương, thì trước hết các ngành chức năng phải tính đến giải pháp tìm nguồn lao động để cung cấp cho nông dân trong mùa thu hoạch. Giải pháp có thể thực hiện được là liên kết với các Trung tâm giới thiệu việc làm, các Sở Lao động, Thương binh và xã hội của các tỉnh không có trồng cà phê để tuyển dụng những lao động nhàn rỗi, tập huấn kỹ thuật thu hoạch cà phê sau đó cung cấp cho nông dân với mức phí phù hợp. Đây là những hỗ trợ hiệu quả nhất mà chính quyền có thể làm được để giúp nông dân thu hoạch kịp thời vụ và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Công Luận

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang