• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gia Lai: Cay lắm vì… tiêu

Nguồn tin: Báo Gia Lai, 20/10/2009
Ngày cập nhật: 21/10/2009

Sau khi cơn bão số 9 đi qua, hàng trăm hộ nông dân trồng tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai phải gồng mình khắc phục những vườn tiêu bị gió bão đánh ngã, nhằm vớt vát lại những gì còn có thể cứu vãn được. Nhưng nhiều hộ nông dân đang đối mặt với nguy cơ nợ nần chồng chất.

Tan hoang những vườn tiêu

Lần theo những địa chỉ có vườn tiêu bị thiệt hại nặng, chúng tôi tìm đến xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. Mặc dù cơn bão đi qua hơn nửa tháng, song người dân nơi đây vẫn chưa hết bàng hoàng khi chứng kiến những vườn cây tan hoang, xơ xác, nhất là những vườn tiêu. Tâm sự với chúng tôi, anh Nguyễn Tấn Thạnh nhớ lại: Nhìn thấy tiêu nằm la liệt, cả người tôi bủn rủn, không bước đi nổi! Trước ngày bão, tôi đã dùng dây neo từng trụ một. Ai ngờ bão giật đứt cả dây neo! Cách đây 2 năm, thấy tiêu bị chết nhiều, anh Thạnh đã phải lặn lội tìm thuốc cứu vườn tiêu. Sau nhiều lần thử nghiệm, vườn tiêu của anh đã được phục hồi. Anh đem “bí quyết” của mình truyền lại cho nhiều người dân trong xã để cùng áp dụng. “Gia đình tôi đã tốn biết bao nhiêu tiền của và công sức cho rẫy tiêu này! Tất cả đều trông chờ vào vụ thu hoạch năm nay, nhưng đã ngã hết 500 trụ rồi! Giờ chỉ lượm được hạt nào thì hay hạt đó chứ phải biết làm sao”- anh Thạnh ngậm ngùi!

Anh Nguyễn Tấn Thịnh buồn rầu trước hàng loạt trụ tiêu bị ngã đổ. Ảnh: Thu Nga

Chúng tôi trở lại huyện Chư Sê- nơi có diện tích tiêu bị thiệt hại nặng nề nhất do bão gây ra. Hàng trăm nông dân ở các xã Al Bá, Ia Blang, Bờ Ngoong… vẫn đang khốn khổ với những trụ tiêu bị đổ gãy. Nỗi niềm lo toan với số nợ nần sắp đến hạn phải trả, sự buồn bã, tiếc nuối với bao nhiêu mồ hôi và công sức đã bị cuốn theo bão… thể hiện rõ trên những khuôn mặt lấm lem. Chị Hòa ở xã Bờ Ngoong nghẹn ngào: “2 năm nay, gia đình tôi sống nhờ vào nguồn thu nhập chính từ 300 trụ tiêu này. Bao nhiêu tiền vay mượn đều đổ hết vào vườn tiêu. Năm nay, tiêu ra nhiều trái hơn các năm trước. Vợ chồng tôi đã bàn với nhau là phải chi tiêu tằn tiện để trả hết nợ. Vậy mà sau một trận bão đã mất hết, số nợ phải trả trong năm nay không biết phải bấu víu vào đâu…”!

Tại xã Al Bá- một trong những xã có diện tích tiêu bị thiệt hại nặng nhất của huyên Chư Sê, rất nhiều vườn tiêu đã bị gió quật ngã nằm chỏng chơ trước nắng gió. Bên trong những vườn tiêu bị ngã, nhiều nông dân vẫn đang cần mẫn dựng lại từng trụ tiêu. Những chùm tiêu non rụng kín cả gốc. Ngay cả những vườn tiêu không bị ngã, gió bão cũng làm cho tiêu rơi rụng rất nhiều. Ước tính thiệt hại do bão số 9 gây ra đối với những hộ trồng tiêu ở xã này trên 40 tỉ đồng.

Đối mặt với nợ nần

Dù đã vét cạn tiền của và mồ hôi nước mắt để khắc phục hậu quả do bão, song đến nay hàng trăm vườn tiêu vẫn đang còn ngã chỏng chơ. Bây giờ, những nông dân có tiêu bị ngã vẫn còn đang phải gồng mình vật lộn nhằm cứu vớt vườn tiêu. Tuy nhiên, với những trụ tiêu bằng gỗ thì còn có thể dựng lại được, còn đối với những trụ tiêu đúc bằng xi măng thì không thể, vì đã bị gãy ngang mặt đất. Nhiều nông dân thắt ruột bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua trụ gỗ dựng lại vườn tiêu. Vì với những trụ đúc bằng xi măng, muốn dựng lại thì cần phải trồng thêm một trụ gỗ kế cận để làm điểm tựa.

Vào thời điểm này, để tìm mua được trụ gỗ cũng không phải là chuyện dễ, mà nếu có thì giá cả cũng rất… cắt cổ! “Bình thường, 1 trụ gỗ tốt mua với giá khoảng 60.000 đồng, nhưng hiện nay thì đã 100.000 đồng mà cũng không có để mua. Rồi còn phải thuê thêm nhân công, bởi để dựng lại một trụ tiêu, cần phải có ít nhất 3 người. Bình quân 3 người mỗi ngày chỉ có thể dựng được khoảng 20 trụ tiêu. Nhưng khi dựng lên được rồi chưa chắc tiêu đã sống, do đã bị đứt gốc hoặc bị dập thân”- anh Nguyễn Đình Hội ở xã Nam Yang (Đak Đoa)- người có gần 200 trụ tiêu bị ngã bộc bạch.

Với giá rất cao và sự khan hiếm trụ gỗ như hiện nay, nhiều nông dân phải ngậm ngùi nhìn vườn tiêu nằm phơi mình trên đất mà không có cách nào để dựng lại. Điển hình như anh Nguyễn Tấn Thạnh, với 500 trụ tiêu bị ngã, muốn dựng lại được thì phải đầu tư hết 50 triệu đồng, chưa kể tiền công. Tuy nhiên, với nông dân như anh thì “moi” đâu ra ngần ấy tiền trong thời buổi này. Bao nhiêu vốn trong “hầu bao” cũng đã vét cạn để đầu tư cho rẫy tiêu. Giờ nhìn vườn tiêu mà… “lực bất tòng tâm”! Cả tuần nay, vợ chồng anh phải chặt cây chống đỡ trụ tiêu lên khỏi mặt đất để cho tiêu khỏi bị rụng, còn việc dựng lại vườn tiêu thì… chưa biết phải làm thế nào!

Để trồng được một dây tiêu đến khi cho thu hoạch, người nông dân đã phải đầu tư rất nhiều tiền của và công sức. Tất cả đều hy vọng vào cuối vụ thu hoạch… được mùa, được giá. Thế nhưng, sau cơn bão vừa qua, nhìn những vườn tiêu ngã rạp, những giọt nước mắt của nông dân đã lăn tròn trên má. Không ít người đã không dám nhìn vườn tiêu của mình. Tiêu ngã, bỏ đi thì cả gia đình bị đói, nhưng để dựng lên thì tốn kém, mà tiền thì đã vét cạn. Với đa số người trồng tiêu, nợ nần lại thêm chồng chất!

Thu Nga

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang