• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khánh Hòa: Chuyện ở "xứ trầm hương"

Nguồn tin: Nhân Dân, 18/10/2009
Ngày cập nhật: 19/10/2009

Từ lâu lắm rồi, cây dó bầu sinh sôi và ở lại trên đất Khánh Hòa. Song, để có được sản phẩm trầm hương, kỳ nam quý giá, những người trồng dó còn phải trải nhiều thử thách, trong đó có sự vượt khó, kiên trì, chờ ngày tinh túy đất trời kết tụ trong cây.

Người xưa lưu truyền câu hát: "Khánh Hòa là xứ Trầm hương/Non cao biển rộng, người thương đi về". Núi rừng Khánh Hòa có rất nhiều loại dó, trong đó có cây dó bầu, một loại cây tạo ra trầm hương, kỳ nam. Với nhiều công dụng vô cùng có lợi cho sức khỏe về thể chất và tinh thần, xưa nay, trầm, kỳ được dùng làm dược liệu, hương liệu. Theo giới chuyên môn, trầm, kỳ xứ này có chất lượng rất cao, cho nên có giá cao hơn so với nhiều nơi khác. Mới đây, ở huyện Vạn Ninh, một nhóm người tìm trầm trúng được 26 kg kỳ nam (loại một), lúc đầu đem về bán 1,1 tỷ đồng/kg, sau đó tăng lên hơn 1,4 tỷ đồng/kg.

Vì sự quý hiếm, vì cái giá cao ngất trời ấy đã khiến không biết bao người khăn gói lặn lội vào tận chốn rừng thiêng nước độc để tìm trầm. Dân gian gọi họ là những người đi địu. Cây dó sống trên núi cao, rừng sâu, bởi thế công việc tìm trầm là vô cùng gian khó và nguy hiểm. Ðã có không ít người đi địu phải gửi lại nắm xương tàn trong rừng thẳm, bởi bệnh tật, bởi thú dữ và vô vàn những rủi ro, bất trắc. Bởi vậy mới có câu chuyện ngậm ngải tìm trầm. Ngậm ngải, theo những người đi địu, con người được tiếp thêm sức mạnh và sự may mắn. Nhưng nếu trễ hạn, không về nhả ngải kịp thời, người ngậm ngải sẽ mọc lông đầy mình, rồi lại có thêm nanh, thêm vuốt mà biến thành hổ. Lốt hổ, nhưng tâm, trí vẫn là người. Chiều chiều, nhớ nhà, hổ tìm trở về làng, nhìn vợ, nhìn con, ứa nước mắt rồi lầm lũi quay về chốn thâm sơn vốn chẳng phải của mình.

Hiểm nguy là vậy, bi kịch là vậy, nhưng trầm hương vẫn có sức cuốn hút đến lạ lùng. Nhiều dân địu cứ miệt mài theo đuổi một ước vọng chiếm hữu báu vật của rừng xanh, bất chấp gian nguy, bất chấp điều nghiệt ngã là không phải ai đi tìm cũng thấy được trầm, kỳ. Và bước chân của đội quân tìm trầm đã giẫm nát khắp núi rừng, từ gành đá cheo leo cho đến vực sâu hun hút. Những cây dó xấu số lọt vào mắt họ đều bị đốn hạ, bị băm ra để tìm trầm. Cho đến nay, trên rừng núi Khánh Hòa, cây dó bầu gần như không còn nữa. Chúng đã bị tuyệt diệt. Có phải vậy chăng mà trầm hương, kỳ nam ngày mỗi một thêm đắt giá?

Nhiều nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và khẳng định có thể trồng và cấy tạo, khai thác trầm, kỳ trên cây dó bầu. Những năm 1986, 1987, tỉnh Khánh Hòa xây dựng một số chương trình, đề tài nghiên cứu, điều tra phân bố trầm, kỳ; nghiên cứu trồng thử nghiệm và tạo trầm, kỳ trên cây dó bầu. Một số hộ dân, doanh nghiệp cũng đã bắt đầu trồng thử nghiệm loại cây này. Năm 2002, toàn tỉnh có 125 ha dó bầu, đến năm 2005, diện tích có khoảng gần 400 ha. Làm sao để tạo trầm, kỳ trên cây dó bầu, đem lại hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm nguồn cung cấp ổn định sản phẩm trầm hương, kỳ nam cho thị trường trong nước và xuất khẩu? Trả lời câu hỏi ấy, năm 2005, Tỉnh ủy Khánh Hòa có chỉ thị đẩy mạnh phong trào khôi phục, phát triển cây dó bầu tạo trầm, kỳ tại Khánh Hòa. Thế rồi, một phong trào tận dụng các loại đất trồng cây dó bầu xuất hiện, rõ nhất là ở hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

Anh Văn Tấn Việt, ở thôn A Xay, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh trồng dó bầu trong vườn nhà mình từ năm 2003. Nhiều cây trong số đó đã bắt đầu có dấu hiệu làm trầm, sau khi anh nhờ người sử dụng các biện pháp kỹ thuật cấy, tạo trầm. Anh Việt cho biết, cây dó bầu trồng dễ sống, phát triển rất tốt, nhưng phải canh chừng cẩn thận, nếu để sâu ăn trụi lá, cây sẽ chết. Hiện nay anh có khoảng gần 5 nghìn cây dó bầu. Và anh được coi là một trong số rất ít những người bền gan, quyết chí theo cây dó bầu ở huyện Khánh Vĩnh. Nói vậy bởi vì hiện nay, người dân không trồng nhiều dó bầu như trước nữa. Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh Lê Văn Hoa cho biết, trên địa bàn huyện hiện có khoảng 20 ha cây dó bầu. Trước đây, nghe chuyện có nhiều người làm giàu từ cây dó, người dân ở đây rất hăng hái trồng cây dó bầu. Dó được trồng khắp trên nương rẫy, trong vườn nhà, chung quanh rào. Hiện có một số doanh nghiệp lên giúp dân kỹ thuật tạo trầm, nhưng hiệu quả chưa được rõ nét cho lắm. Nhiều người dân nôn nóng vạt cây ra thử, nhưng trầm hãy còn rất non, chưa thể xếp vào loại nào được, chưa có giá trị. Có lẽ, do chưa thấy được lợi ích kinh tế cụ thể mang lại từ cây dó bầu nên người dân ngại trồng, không còn hăng hái như trước nữa. Có một số hộ trồng tập trung, lúc đầu chăm sóc chu đáo nên cây phát triển rất tốt, sau đó bỏ bê, cây bị sâu phá hại, tàn lụi dần. Diện tích trồng cây dó bầu của Khánh Vĩnh vài năm trở lại đây không tăng mà đang có chiều hướng giảm mạnh.

Tình hình ở huyện miền núi Khánh Sơn cũng tương tự. Trưởng phòng Kinh tế huyện Khánh Sơn Nguyễn Trọng Lâm cho biết, trước đây, người dân Khánh Sơn đua nhau trồng cây dó bầu. Ước mơ đổi đời của người dân được gửi gắm vào loại cây này. Bởi chỉ cần vài cây có trầm, kỳ là trong tay đã có tiền trăm triệu, thậm chí cả tiền tỷ. Năm 2005, Khánh Sơn trồng 46 nghìn cây dó bầu, sang năm 2006 trồng đến hơn 70 nghìn cây. Nhưng đến năm 2007 chỉ còn 11 nghìn cây, và từ năm 2008 đến nay, bà con ở đây không trồng cây dó bầu nữa, mặc dù nhà nước đã hỗ trợ đến 80% tiền mua giống cây cho người dân. Ðược hỏi về chuyện trồng cây dó bầu, nhiều người bảo rằng, trong tự nhiên, không ai biết được cây dó bầu tạo được trầm, kỳ trong khoảng thời gian bao lâu, vài năm, vài chục năm hay vài trăm năm. Trong câu chuyện cùng chúng tôi, nhiều người dân đặt câu hỏi thẳng thắn rằng liệu có thể tạo được trầm, kỳ thương phẩm trên cây dó bầu hay không, và nếu được thì trong thời gian bao nhiêu năm. Ðem câu hỏi này trao đổi với lãnh đạo các địa phương trồng nhiều dó bầu, chúng tôi nhận được những câu trả lời gần giống như nhau. Ðó là rất lúng túng trong việc vận động nhân dân trồng dó bầu. Bởi kết quả cụ thể chưa thấy rõ, trong khi người dân lại không đủ sức để theo cây dó bầu một cách dài hơi cho đến ngày thành quả.

Từ xã Ðại Lãnh, huyện Vạn Ninh lên vùng núi Sơn Tập mất gần hai tiếng rưỡi đi bộ. Ðường lâm nghiệp lâu ngày không được sửa chữa nên rất khó đi. Nhưng lên đến độ cao 586 mét so với mặt biển, không khí mát mẻ, dễ chịu khiến mọi người đỡ mệt. Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Vạn Ninh Trần Nhiều cho biết, ở vùng đất Sơn Tập này, năm 1987, Lâm trường Vạn Ninh trồng 5,7 ha dó bầu. Sau đó vài năm, trồng tiếp thêm 51 ha nữa. Từ đó đến nay, lâm trường không tổ chức trồng thêm nữa, mặc dù đất ở đây được quy hoạch có thể trồng đến 800 ha. Nguyên nhân do thiếu vốn đầu tư. Ở những cây dó bầu trồng trước, lâm trường đã sử dụng kỹ thuật tác nhân vi sinh để tạo trầm. Bước đầu, thấy có dấu hiệu cây có làm trầm, nhưng chuyển biến rất chậm, hầu như rất khó thấy. Hiện nay, cây ở đây không đòi hỏi phải chăm sóc tỉ mỉ nữa, nhưng phải bố trí cán bộ bảo vệ nghiêm ngặt, do vậy chi phí khá tốn kém. Như vậy, diện tích gần 60 ha ấy đã được chăm sóc ròng rã trên hai chục năm nay mà chưa thu hoạch được gì, vẫn cứ phải tiếp tục đầu tư. Anh Nhiều cho biết, từ đầu năm 2001, Lâm trường được đưa về Ban Quản lý rừng phòng hộ. Hiện không trồng thêm nữa, nhưng Ban Quản lý vẫn không đủ khả năng về tài chính để thực hiện các biện pháp kỹ thuật tạo trầm trên diện tích cây dó đã trồng. Ngặt nỗi là có trồng dó tốt bao nhiêu nhưng không tiến hành khâu này thì không thể có sản phẩm trầm, kỳ được. Vì vậy, Ban Quản lý rừng phòng hộ Vạn Ninh đang kêu gọi các đối tác cùng hợp tác đầu tư trong khâu cấy tạo và khai thác trầm, kỳ trên diện tích nói trên.

Chủ tịch Chi hội Trầm hương Khánh Hòa Trần Vũ cho biết, từ năm 2006, việc trồng cây dó bầu trên địa bàn tỉnh bắt đầu chững lại. Thời gian gần đây, số lượng cây trồng gần như không đáng kể. Người dân ở hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh chưa thật sự mặn mà lắm với loài cây này. Cây giống được đưa lên, nhà nước trợ giá đến 80% mà vẫn rất ít người trồng. Nhiều hộ trước lỡ trồng nay không ngó ngàng gì đến nữa, cây chết lúc nào cũng chẳng hay. Ở các vùng đồng bằng, bà con cũng ít trồng hơn trước. Hiện nay, ở một số hộ dân qua xử lý thấy cây có hiện tượng làm trầm, nhưng đây mới chỉ là bước đầu hình thành, trầm chỉ được xếp ở loại thấp nhất, giá trị không cao. Do đó, người trồng dó bầu cần xác định phải tiếp tục chăm sóc cây trong khoảng thời gian dài. Ở đây, có điều khó khăn là tuy cây dó bầu đã được đưa vào cơ cấu cây trồng lâm nghiệp nhưng việc triển khai lấy ngắn nuôi dài, trồng xen với các loại cây khác còn nhiều khó khăn, người dân còn rất lúng túng.

Từ những kết quả nghiên cứu, thử nghiệm, các nhà khoa học khẳng định việc trồng, gây tạo và thu hoạch trầm hương trên cây dó bầu là khả thi. Từ đây mở ra hướng mới trong phát triển chương trình vườn rừng, vườn nhà và trang trại với phương thức đưa cây dó bầu vào trồng thuần hay nông lâm kết hợp ở những vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp. Do vậy, tỉnh Khánh Hòa cần sớm tổ chức thống kê, nắm bắt tình hình để có đánh giá thật cụ thể, thật khoa học diễn tiến cũng như kết quả trồng, tạo trầm trên cây dó bầu. Từ đó, xác định hướng đi trong thời gian tới cũng như xây dựng hệ thống chính sách phù hợp giúp người dân cũng như các tổ chức, doanh nghiệp phát triển cây dó bầu một cách hiệu quả.

Có người ví cây dó bầu cho trầm, kỳ giống như con trai tạo ngọc. Tinh túy của đất trời kết tụ trong thân, qua bao nhiêu năm tháng. Những người trồng cây dó bầu ở Khánh Hòa đang kiên nhẫn đợi chờ. Ngày mai, cây tỏa hương thơm.

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang