• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm giàu từ "mỗi làng một nghề" .

Nguồn tin: TN, 31/07/2005
Ngày cập nhật: 2/8/2005

Mỗi năm sẽ có hàng trăm làng nghề trọng điểm được hình thành, sau 10 năm cả nước sẽ có 1.500 - 2.000 làng nghề cùng với 3 triệu lao động ở nông thôn có việc làm ổn định... Đó là mục tiêu của chương trình lớn "Mỗi làng một nghề" sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NT-PTNT) triển khai từ nay đến năm 2010.

Làng nghề trỗi dậy

Tại TP.HCM, nhiều làng nghề thủ công truyền thống ở ngoại thành đã ngày càng khẳng định được thương hiệu riêng của mình. Tại các làng nghề tráng bánh ở Phú Hòa Đông và Tân Phú Trung của huyện Củ Chi, những chiếc máy tráng bánh có công suất bằng 100 lò tráng bánh thủ công mỗi ngày đã xuất hiện. Ở phường Thạnh Lộc quận 12, làng nghề cá sấu Hoa Cà cũng chinh phục được thị trường sản phẩm thuộc da trong nước với trên 300 sản phẩm sản xuất từ da cá sấu. Tương tự, làng muối Cần Giờ cũng đang từng bước công nghiệp hóa để đưa hạt muối xuất ngoại. Anh Nguyễn Văn Cảnh, Trưởng phòng Kinh tế huyện, cho biết: "Cần Giờ đang đầu tư trên 40 tỉ đồng cho việc sản xuất muối công nghiệp tại 80 ha ở xã Lý Nhơn. Với công nghệ sản xuất tiên tiến từ Hàn Quốc, năng suất sản xuất muối sẽ tăng lên 80 tấn - 100 tấn/ha, gần gấp đôi năng suất sản xuất muối theo lối truyền thống. Chất lượng muối cũng được nâng lên và sản phẩm được xuất thẳng qua Hàn Quốc và Đài Loan". Gần đây nhất, làng nghề cá cảnh đầu tiên cả nước xuất phát từ ý tưởng của ông Nguyễn Văn Lãng - "người nuôi chó số 1 Sài Gòn" - cũng đã dần đi vào hoạt động và dự báo sẽ là mô hình sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.

Theo Bộ NN-PTNT, hiện nay cả nước đã có hơn 40% sản phẩm ngành nghề nông thôn được xuất khẩu đến thị trường của hơn 100 nước trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu từ các làng nghề cũng liên tục tăng cao: Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu đạt 367 triệu USD, tăng 56,2% so với năm 2001, năm 2004 (không kể các sản phẩm đồ gỗ) đạt 450 triệu USD, tăng 22,6% so với năm 2003. Trong đó, nhiều nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển như nghề thêu, dệt thổ cẩm, gốm sứ, nghề mây tre đan. Một số nghề mới như chế biến nông sản thực phẩm, dịch vụ, nuôi trồng sinh vật cảnh... đã được hình thành. Thống kê cho thấy tỷ lệ hộ nghèo trong các khu vực có nghề phi nông nghiệp phát triển chỉ là 3,7%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo bình quân trong cả nước (10,4%).

Học nước ngoài, ta làm làng nghề

Trong tháng 7, Bộ NN-PTNT đã hoàn thành đề án "Mỗi làng một nghề" để trình Chính phủ. Ý tưởng này xuất phát từ chính kinh nghiệm của nhiều nước đi trước. Phong trào "mỗi làng một sản phẩm" được khai sinh tại quận Oita (Nhật) vào năm 1979 với ý tưởng làm sống lại các ngành nghề thủ công truyền thống, sau 5 năm phát động, cả nước Nhật đã có 20 quận hưởng ứng với các dự án tương tự như "sản phẩm của làng", "chương trình phát triển thành phố quê hương", "chương trình làm sống lại địa phương"... Tinh thần của phong trào này còn hấp dẫn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tại Thái Lan, phong trào "mỗi làng một sản phẩm" phát động từ năm 2001 đã mang về lợi nhuận hàng trăm triệu USD với mức tăng trưởng 13%/năm. Ngoài ra, mô hình này còn xuất hiện ở nhiều địa phương khác như Thượng Hải (Trung Quốc), Đông Java (Indonesia), Los Angeles, Lousiana (Mỹ), Koh Dach (Campuchia)...

Theo dự kiến của Bộ NN-PTNT, sau 10 năm cả nước sẽ có 1.500 - 2.000 làng nghề phát triển. Với mức tăng trưởng bình quân của ngành nghề nông thôn đạt trên 15%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng hằng năm 20 - 22%/năm, các làng nghề sẽ thu hút trên 300.000 lao động mỗi năm, sau 10 năm sẽ tạo thêm việc làm cho trên 3 triệu lao động ở nông thôn và nhiều lao động dịch vụ phục vụ ngành nghề nông thôn, thu hút khách du lịch...

Từ đề án này, hằng năm mỗi tỉnh sẽ chọn 2-4 làng điểm để xây dựng dự án phát triển "Mỗi làng một nghề", trong đó có 1-2 dự án được chọn làm trọng điểm cấp quốc gia, được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách trung ương. Như vậy cả nước mỗi năm có khoảng 100 dự án "Mỗi làng một nghề" trọng điểm quốc gia và trên 100 dự án của các tỉnh. Các làng nghề sẽ sử dụng nguyên liệu truyền thống và kỹ thuật cổ truyền là chính, góp phần bảo tồn giá trị truyền thống, tạo ra bản sắc mới của các làng xã trong các sản phẩm và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm làng nghề.

Chương trình "Mỗi làng một nghề" do Bộ NN-PTNT làm chủ dự án dự kiến khởi động từ năm nay và chính thức thực hiện trong 10 năm, từ 2006-2015. Trong đó 3 năm đầu từ 2006-2008 tập trung xây dựng các dự án làng trọng điểm, mỗi làng tham gia chương trình trọng điểm cấp quốc gia sẽ được hỗ trợ 200 triệu đồng/làng. Từ năm 2010-2015, tập trung vào nhân rộng các điển hình, tiếp tục lựa chọn và xây dựng các dự án làng điểm. Tổng kinh phí ngân sách đầu tư cho chương trình này hằng năm lên đến 114,5 tỉ đồng bao gồm kinh phí hỗ trợ cho các làng nghề, xúc tiến thương mại...

Quang Thuần

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang