• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giảm tổn thất sau thu hoạch: Dễ khơi mào, nhưng khó điều khiển

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 15/10/2009
Ngày cập nhật: 16/10/2009

Tiến sĩ Phan Hiếu Hiền từng dành hàng chục năm dấn thân vào các chương trình giảm tổn thất sau thu hoạch. Theo ông, đó là câu chuyện không phải ai cũng muốn nghe, cứ nói con số tổn thất sau thu hoạch 3.000 tỉ đồng/năm thì sẽ có người bảo “biết rồi, khổ lắm, nói mãi...?”.

* Mạnh ai nấy làm

Bộ Công thương đã xây dựng Quy hoạch phát triển công nghiệp sản xuất máy động lực và máy nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2015, tổng vốn đầu tư cho phát triển ngành giai đoạn 2006 - 2010 là 110 triệu USD, giai đoạn 2011 - 2015 là 155 triệu USD và giai đoạn 2016 - 2020 là 261 triệu USD. Tổng vốn đầu tư cả thời kỳ đến năm 2020 khoảng 525 triệu USD. Mục tiêu được xác định: Năm 2010 đáp ứng 48% nhu cầu trang bị máy gặt lúa, ngô, đậu tương; năm 2015 đạt khoảng 50%. Máy tuốt lúa: Đến năm 2010 đáp ứng 70% nhu cầu máy có động cơ; năm 2015 đạt 78%. Máy xay xát: Đến năm 2015 đáp ứng 60% nhu cầu trang bị... Nhưng liệu những nông dân đủ lòng tin vào cuộc sống của họ sẽ thay đổi từ những con số này?

DANIDA có tiểu hợp phần giảm tổn thất sau thu hoạch và khơi mào cho việc sấy lúa ở ĐBSCL. Cuối năm 2005, theo ghi nhận của những người tham gia tiểu hợp phần sau thu hoạch do DANIDA tài trợ, toàn vùng ĐBSCL có 6.576 máy sấy, đáp ứng được 33,4% sản lượng lúa vụ Hè thu, 33 máy gặt đập liên hợp, đáp ứng khoảng 10% diện tích lúa Hè thu. Năm 2009, số máy gặt đập liên hợp lên đến 3.000 chiếc, cũng chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu thu hoạch lúa của ĐBSCL (3 vụ lúa), tổn thất sau thu hoạch vẫn ở mức 11 - 12%/năm.

Cuộc điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng sau thu hoạch ở ĐBSCL Việt Nam do GS. Shu Fukai, PGS. Bhesh Bhandari thuộc Đại học Queensland và nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Nông lâm TP.HCM về: Thời điểm thu hoạch tối ưu nhằm tránh thất thoát. Mỗi công đoạn trong quá trình thu hoạch và sau thu hoạch đều góp phần vào tổn thất hạt. Sự tổn thất này là phép cộng của những thất thoát do thao tác và các tổn thất giá trị. TS Hiền cho biết, tổn thất sau thu hoạch: từ các khâu gặt đập, vận chuyển, sấy, tồn trữ, xay xát... khiến cho chất lượng gạo Việt Nam ngày càng khó cạnh tranh hơn.

* Xâu chuỗi giá trị

Đồng bằng đang có những thay đổi lớn: Nhân công về thành tìm việc sẽ khiến việc cắt, gặt, tuốt lúa, vận chuyển khó khăn hơn. Giá lúa bấp bênh khiến nông dân càng muốn tăng vụ để bù đắp tổn thất về giá cả. Nhưng càng chạy đua tăng vụ trong khi tích lũy từ những mảnh ruộng manh mún không bao nhiêu, khiến nông dân càng tăng vụ thì tổn thất sau thu hoạch càng nhiều hơn. Những người thiết kế chương trình giảm tổn thất có vẻ lúng túng trong một thời gian dài chỉ vì những chương trình rời rạc không thể tự kết nối, không thể “léo” với nhau được.

Ông Bùi Phong Lưu, một trong bốn nhà tư vấn dự án thành lập Công ty Cổ phần nông nghiệp Tam Nông, Đồng Tháp, cho biết: Một nhóm tư vấn thuộc Đại học An Giang, CLB Hỗ trợ nông gia thuộc báo SGTT, Công ty Bùi Văn Ngọ... đã xây dựng đề án phát triển loại hình Công ty Cổ phần nông nghiệp có năng lực bảo quản đúng cách khoảng 350.000 - 400.000 tấn lúa/năm. Với quy mô 30.000 ha lúa, việc đầu tiên của dự án là giảm tổn thất sau thu hoạch theo 3 mũi: dùng máy laser xác định yêu cầu san phẳng mặt ruộng, cơ giới hóa sản xuất, duy trì quy mô sấy lúa 1.000 tấn/ngày, quy mô xay xát: 500 tấn/ngày và tạo cơ hội để nông dân mua cổ phần. Hệ thống sấy lúa lấy năng lượng từ trấu, gồm 4 hệ thống có công suất 250 tấn/ngày được tự động hóa hoàn toàn từ khâu nạp liệu cho đến lúa khô đạt độ ẩm lớn hơn hoặc bằng 15% được hệ thống, bù đài, băng tải đưa vào thùng chứa. Ông Lưu cho biết: Sau thu hoạch là những khâu tạo ra giá trị: trấu làm ra điện, tro trấu ứng dụng công nghệ nano làm ra chất liệu siêu bền, làm tế bào quang điện, lấy rơm làm nhiên liệu sinh học... làm giàu chuỗi giá trị thì nông dân sẽ cảm thấy nhẹ nhàng khi bán lúa và Tam Nông sẽ thu hút các nhà đầu tư phát triển công nghệ cao. Dự án này trên 132 tỉ đồng, phải phân kỳ để thực hiện và mỗi giai đoạn là một bước thu hút đầu tư làm giàu chuỗi giá trị từ rơm rạ tới hột gạo.

Theo các chuyên gia tư vấn dự án, giá lúa có độ ẩm lớn hơn hoặc bằng 17% đưa vào hệ thống sấy công nghiệp để tồn trữ là 5.000 đ/kg. Giá gạo ngon trước khi đưa vào hệ thống phân phối là 10.000 đ/kg. Giá gạo ngon đến bếp ăn người tiêu dùng là 12.000 đ/kg, hệ thống trữ 40.000 tấn gạo... Mô hình đi 4 bước: (1) “Lúa xịn, gạo ngon”, (2) Đa dạng hóa sản phẩm, (3) Làm giàu từ chuỗi giá trị, (4) Phát triển nông thôn mới.

* Ngồi chung

Thất thoát sau thu hoạch ở các nước Đông Nam Á chiếm 15 - 20% khối lượng thu hoạch. Nếu kể cả yếu tố chất lượng, thất thoát có thể đến 10 - 30% giá trị trên thị trường. Tại Việt Nam, từ sau Dự án phát triển sau thu hoạch và chế biến lúa gạo DANIDA từ năm 1998 - 2003, Dự án 9036 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Quỹ giảm nghèo của Nhật Bản (JFPR) “Cải thiện đời sống nông dân nghèo thông qua quản lý sau thu hoạch lúa đã được cải tiến” (từ năm 2005 - 2008), đã thay đổi cách tiếp cận. Những công nghệ sau thu hoạch không áp đặt mà được cải tiến ở 4 xã tại Việt Nam và 8 xã ở Campuchia cùng với điều kiện hoạt động cho mô hình ứng dụng và nhân rộng tiến bộ của công nghệ sau thu hoạch đến với nhiều nông dân hơn, tối thiểu 300.000 nông hộ ở Cambodia, Philippines và Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đệ, người tham gia chương trình chống thất thoát sau thu hoạch của Viện Lúa quốc tế (IRRI) cho rằng, những thất thoát có thể giảm đáng kể và thu nhập từ thu hoạch lúa gia tăng, nếu nông dân và nhà chế biến có điều kiện lựa chọn các tiến bộ về quản lý và công nghệ sau thu hoạch như máy gặt, máy sấy lúa, hệ thống tồn trữ kín, kỹ thuật xay xát cải tiến và từ những thông tin cập nhật về thị trường.

Ngày 23-9, khi công bố 13 nhóm giải pháp trong Nghị quyết số 48/NQ-CP về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản, câu hỏi đầu tiên: Liệu các bên từng nghiên cứu giảm tổn thất sau thu hoạch có chịu ngồi chung?

“Hiện nay, những giải pháp tốt được triển khai không thiếu thứ gì nhưng không lồng ghép, kết nối với nhau nên không đủ sức mạnh. Cùng ngồi lại với nhau, cùng suy nghĩ về chuỗi giá trị, tuyến tác động chắc chắn sẽ có cách làm, khác hơn, hữu hiệu hơn”, Tiến sĩ Đệ nói.

HOÀNG LAN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang