• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Định: Sau bão số 9 - Nhiều hộ trồng rừng lâm vào cảnh khốn khó

Nguồn tin: Báo Bình Định, 14/10/2009
Ngày cập nhật: 15/10/2009

Sau khi cơn bão số 9 tràn qua, hàng trăm hộ trồng rừng trong tỉnh Bình Định đã trở nên tay trắng. Trong đó, có không ít hộ gia đình trước đó từng được biết tới như những triệu phú, tỉ phú trồng rừng…

Trắng tay vì bão

Men theo con đường đất lầy lội cắt ngang sông Hà Thanh, chúng tôi tới thăm trang trại trồng rừng dự án WB3 của bà Tô Thị Chỉnh ở khu Núi Đá, thuộc xóm 1, thôn Cảnh An 2, xã Phước Thành (Tuy Phước). Nhìn vườn cây keo vừa được trồng 2 năm tuổi bị bão quật ngã đổ chỏng chơ, chúng tôi không khỏi chạnh lòng trước những thiệt hại do thiên tai gây ra. Đã gần 2 tuần sau khi bão số 9 đi qua, ông Loan, chồng bà Chỉnh, vẫn chưa nguôi nuối tiếc, hết thơ thẩn đi dọc theo núi, lại ngồi bất động dưới hàng cây đổ nát.

Ông Loan giọng buồn bã cho biết: “Diện tích rừng 4 ha này là công của, sự chắt chiu một đời của gia đình tôi đổ dồn vào đó. Trước bão, thấy cây keo lai phát triển sởn sơ, lên vùn vụt tôi rất mừng, chờ vài ba năm nữa là thu hoạch. Vậy mà chỉ trong tích tắc, khi cơn bão số 9 tràn qua, hơn một nửa diện tích rừng bị gió bão quật ngã tróc gốc, cây keo bắt đầu chết, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Bây giờ hết vốn, lãi vay ngân hàng đến ngày trả không biết lấy đâu ra, phen này mất trắng rồi chú ơi!”.

Một trường hợp khác ở xã Phước Thành cũng bị thiệt hại nặng là rừng trồng của hộ ông Đào Văn Chiên. Toàn bộ hơn 1 ha rừng keo lai, bạch đàn 3 năm tuổi bị bão làm ngã đổ hoàn toàn. Ông Chiên than thở: Bão đi qua cũng là lúc gia đình tôi lâm cảnh nợ nần vì bao nhiêu vốn liếng dồn hết đầu tư vào đấy. Bây giờ thấy cây ngã sấp nằm la liệt mà lòng đau như cắt. Mấy ngày nay, tôi cùng gia đình tổ chức tỉa cành, đỡ cây dậy mong được phục hồi phần nào, nhưng rễ cây bị đứt không thể sống được, phải thu dọn để trồng lại thôi. Rất mong chính quyền và ngành chức năng có biện pháp gì đó hỗ trợ để bà con chúng tôi đỡ bớt khó khăn.

Theo ông Phạm Văn Phấn, cán bộ văn phòng UBND xã Phước Thành: Trong tổng số 433 ha rừng trồng của toàn xã, bão số 9 đã làm ngã đổ hơn 200 ha, giá trị thiệt hại ước tính hơn 5 tỉ đồng. Điều đáng quan tâm là trong số diện tích rừng bị thiệt hại có nhiều khu rừng trồng thuộc dự án WB3 do Ngân hàng Thế giới cho vay vốn, với mức vay từ 10 - 15 triệu đồng/ha, phải trả lãi suất vay hàng tháng. Bây giờ rừng bị thiệt hại, cây rừng ngã đổ hết, người dân không biết phải giải quyết như thế nào...

Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Thành Tiên, Giám đốc Sở NN - PTNT, cho biết: Sau khi bão số 9 xảy ra, chúng tôi đã yêu cầu Chi cục Lâm nghiệp tỉnh nhanh chóng kiểm tra chính xác tình hình, mức độ thiệt hại đối với các diện tích rừng trên toàn tỉnh. Theo thống kê, số diện tích rừng toàn tỉnh bị thiệt hại do bão gây ra khoảng 10.000 ha, với giá trị thiệt hại hơn 30 tỉ đồng. Hầu hết số diện tích rừng bị thiệt hại chủ yếu là rừng trồng phân tán của dân, rừng các dự án WB3, KfW6, rừng phòng hộ, rừng sản xuất của các DN… Sở đã có báo cáo gửi lãnh đạo UBND tỉnh và các ngành chức năng để có biện pháp hỗ trợ khắc phục hậu quả…

Giá gỗ nguyên liệu giảm mạnh

Những ngày này, các hộ trồng rừng bị thiệt hại do bão số 9 đang khẩn trương tận thu những diện tích rừng bị đổ ngã để “bán đổ bán tháo” cho các nhà máy nguyên liệu giấy, nhằm giảm bớt khó khăn. Tuy nhiên, do số cây rừng khai thác còn nhỏ, chủ yếu mới trồng từ 1 - 3 năm tuổi nên năng suất rất thấp; nguồn cung cũng đang tăng vọt làm giá gỗ nguyên liệu giảm mạnh.

Ông Cù Văn Mẫn, một hộ trồng rừng ở xã Phước Thành, cho biết: “Nếu vào thời điểm trước bão số 9, gỗ keo có giá 640 ngàn đồng/tấn, gỗ bạch đàn có giá khoảng 620 ngàn đồng/tấn, thì hiện nay giá gỗ keo chỉ còn 570 ngàn đồng/tấn và bạch đàn 550 ngàn đồng/tấn, giảm từ 50 - 70 ngàn đồng/tấn. Dự báo, giá gỗ nguyên liệu sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian đến, do gỗ nguyên liệu đang tiếp tục đổ về các nhà máy chế biến dăm”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân làm cho giá gỗ nguyên liệu giảm mạnh một phần do nguồn cung vượt cầu, một lý do khác quan trọng hơn là do các nhà máy chế biến dăm lợi dụng tình hình khó khăn này để ép giá. Bên cạnh đó, các DN thu mua dăm gỗ ở các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum cũng tập trung đưa gỗ nguyên liệu về tiêu thụ tại tỉnh ta. Tại các nhà máy chế biến dăm, một xe tải chở 9 - 10 tấn gỗ nguyên liệu phải mất từ 3 - 4 ngày nằm chờ mới nhập được gỗ.

Theo tính toán của người dân, chi phí đầu tư trồng và chăm sóc rừng từ lúc trồng đến khi khai thác khoảng 15 -17 triệu đồng/ha. Sau 5 - 7 năm, nếu cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường thì rừng sẽ có sản lượng khoảng 40 - 50 tấn/ha. Nếu theo thời giá hiện nay thì người trồng rừng bán được 26 - 28 triệu đồng/ha, nhưng chi phí khai thác, vận chuyển đã chiếm đến gần 50% giá bán, tính ra tiền lãi chẳng bao nhiêu. Đó là chưa tính đến việc người trồng bị thiệt hại do thiên tai như bão số 9 vừa qua thì coi như bị thua lỗ nặng.

Để người trồng rừng có điều kiện khắc phục những thiệt hại do thiên tai gây ra, thiết nghĩ, các DN thu mua, chế biến gỗ nguyên liệu giấy, cần có sự quan tâm, chia sẻ, mua sản phẩm với giá cả hợp lý; các ngành chức năng tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn, nhằm giúp người trồng rừng khắc phục khó khăn, nhanh chóng ổn định sản xuất.

N. Hân

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang