• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Ngãi: Xót xa “vàng trắng”

Nguồn tin: Báo Quảng Ngãi, 13/10/2009
Ngày cập nhật: 14/10/2009

Cây cao su từ lâu được được mệnh danh là "vàng trắng", “cây xoá đói giảm nghèo"... bởi hiệu quả kinh tế mà nó mang lại rất lớn. Đã có không ít hộ thoát nghèo và vươn lên khấm khá nhờ vào cây cao su... Thế nhưng chỉ sau một trận bão, hàng ngàn ha cao su trong thời kỳ thu hoạch đã tiêu tan theo bão

Trắng tay theo bão

Những ngày qua, chúng tôi về các xã khu Tây Bình Sơn như Bình Khương, Bình An, Bình Minh... (Quảng Ngãi) cảnh tượng thật hoang tàn. Ngoài những ngôi nhà bị tàn phá nặng nề, thì một hình ảnh khá xót xa đó là hàng trăm hécta cao su của người dân, doanh nghiệp bị xoá sổ sau một trận bão.

Đối với nhiều người dân, cây cao su không chỉ là tài sản quý nhất mà còn được xem là "máy rút tiền" của người dân. Bởi trung bình mỗi ngày, 1 ha cao su có thể cho thu nhập từ 150.000 - 200.000 ngàn đồng mà không phải vất vả ra đồng như làm ruộng. Nhờ cao su mà nhiều gia đình đã có cuộc sống khấm khá, thế nhưng mọi thứ đều tiêu tan chỉ sau một trận bão.

Ngày nào cũng anh Nguyễn Liên, thôn Tây Phước, xã Bình Khương cũng ra vườn nhìn vườn cao su ngã đổ mà lòng xót xa. Với gia đình anh vườn cao su là tài sản quá lớn, bao nhiều năm chăm sóc, tiền của dồn hết vào 2 ha cao su, đến khi bắt đầu thu hoạch thì tất cả bị tiêu tan.

Hơn 7 năm đầu tư, chăm sóc 2ha, số tiền anh nợ ngân hàng giờ đã lên 40 triệu đồng, đó là chưa chưa kể hàng chục triệu đồng chắt góp của gia đình cũng được anh đầu tư hết vào 1.000 gốc cao su. "Bao nhiêu dự định con cái học hành, trả nợ ngân hàng đều trông vào cao su nhưng giờ thì trắng tay thật rồi chú à, không còn gì nữa" - anh Liên chua xót.

Cũng như anh Liên, anh Nguyễn Hữu Hoàng, thôn Tây Phước, xã Bình Khương cũng là một trong những hộ trồng cao su thuộc diện nhiều nhất xã. Gia đình anh đã đầu tư trồng tới 3 ha cao su. Sau 7 năm chăm sóc, cả gia đình ai cũng hớn hở khi đón nhận những giọt mủ cao su đầu tiên sau bao năm dày công chăm sóc. Nhưng niềm vui ấy không được bao lâu, những ngày qua, anh trông như người mất hồn.

Rời Bình Khương, chúng tôi về Bình An, nơi được xem là thủ phủ của cây cao su. Cảnh tượng ở đây còn kinh hoàng hơn rất nhiều. Những vườn cao su xanh tốt, thẳng tắp đẹp như tranh vẽ trước kia nay đã hoang tàn, ngã đổ trông thật xót xa.

Chúng tôi tìm đến nhà anh Trần Đức Thắng, thôn Phúc Lâm, xã Bình An. Đưa tay chỉ vườn cao su hơn 2 ha chỉ còn lại vài ba cây, anh Thắng nói như khóc: “Gia tài của gia đình bấy nhiêu đó, giờ không còn gì nữa đâu. Bão số 9 đã lấy đi trọn rồi”. Với 2ha cao su, mỗi năm gia đình anh thu cả trăm triệu đồng. Cây cao su đã giúp cho gia đình anh thoát nghèo, con cái học hành tới nơi tới chốn. Giờ thì tất cả đã theo cơn bão.

Cũng giống như bao gia đình ở xã Bình An, gia đình chị Lê Thị Thuý và anh Huỳnh Ngọc Tuân, thôn Phúc Lâm, xã Bình An trước đây rất nghèo khó. Bởi ở vùng miền núi này, đất đai khô cằn, sản xuất nông nghiệp thì không hiệu quả do thiếu nước. Thế rồi, mọi sự đều thay đổi từ khi có dự án cây cao su triển khai. Sau bao năm bỏ công sức, 2 ha cao su đã giúp gia đình chị thoát nghèo và vươn lên khấm khá. Nhưng giờ thì tất cả không còn, bởi 2 ha cao su của gia đình đã bị bão làm ngã đổ.

Nguy cơ "tái nghèo"

Hiện nay, khu Tây huyện Bình Sơn có gần 2.000 ha, trong đó diện tích cao su cho mủ gần 1.000 ha, trong đó của Công ty Cao su Quảng Ngãi trên 200ha, còn lại gần 800ha là cao su của dân.

Những năm qua, cây cao su đuợc xác định là cây xóa đói giảm nghèo, bởi hiệu quả kinh tế của nó mang lại rất lớn. Đã không ít gia đình đã vươn lên khá giả nhờ cao su. Nhưng trận bão số 9 vừa qua đã làm gần 90% diện tích cao su trong dân bị ngã đổ không thể khôi phục được.

Anh Ung Xuân Tần - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Khương cho biết: hiện toàn xã Bình Khương có 31 ha cao su tiểu điền bắt đầu cho thu hoạch năm đầu tiên. Để đẩu tư cao su, 100% hộ dân trồng cao su đều vay tiền ngân hàng để đầu tư. Do thời gian trồng cao su khá lâu (7 năm mới bắt đầu cho thu hoạch) bao nhiêu tiền của, công sức của người dân đều đầu tư vào cây cao su, nên cao su được xem là tài sản lớn nhất của người dân nơi đây.

Rừng cao su ở Bình An một đêm sau bão.

Trung bình 1 ha cao su sẽ cho thu hoạch trên 50 triệu đồng. Sau lứa mủ đầu tiên chỉ cần 1 năm sau là người dân có thể trả nợ ngân hàng và vài ba năm là sẽ khấm khá. Thế nhưng, bão số 9 đã làm 31ha cao su của nông dân trong xã bị ngã đổ, không những làm người dân mất “miếng cơm” mà còn không biết "đào" đâu ra tiền để trả ngân hàng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc “tái nghèo” của người dân là rất lớn.

Theo tính toán của Công ty Cao su Quảng Ngãi, cây cao su có chu kỳ khai thác mủ kéo dài 20 năm. Như vậy với việc gần 1.000 ha cao su đang trở thành củi, thì trong vòng 20 năm tới người dân và công ty sẽ mất gần 1.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Trung Thâm - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Khương cho biết: Hiện xã đã có văn bản thống kê thiệt hại để kiến nghị các cấp thẩm quyền khoanh nợ cho người trồng cao su, bởi khả năng trả nợ của những hộ dân này là rất khó. Ngoài ra, Nhà nước và Công ty cao su cũng cần có chính sách hỗ trợ để người dân có thể tiếp tục đầu tư lại diện tích cao su bị ngã đổ.

M.Toàn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang