• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hai tỷ phú ruộng đồng

Nguồn tin: ND, 25/7/2005
Ngày cập nhật: 27/7/2005

Bí quyết làm giàu của hai tỷ phú (một ở Bắc Ninh, một ở Hải Dương) chỉ là cần cù, năng động, tập trung sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, dễ tiêu thụ. Mỗi năm đạt thu nhập hàng tỷ đồng từ trang trại, họ rất xứng đáng là tỷ phú thời nay.

Thành công nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật

Chúng tôi về thăm trang trại chăn nuôi của anh Trần Văn Nhạ, xã Ðoàn Tùng, huyện Thanh Miện (Hải Dương) đúng vào ngày anh Nhạ thu hoạch cá. Thật ngạc nhiên khi một trong năm cái ao nhỏ lại có thể cho nhiều cá đến thế. Từng mẻ lưới nặng trĩu cá được kéo lên bờ. Cá được phân loại để vào từng ô riêng. Ðến gần trưa đã được hơn hai tấn cá các loại, anh Nhạ bảo chủ thương lái:

- Hôm nay có khách, bán chừng này thôi.

- Tuần sau lại để cho chúng em nhé. Cô chủ thương lái trước khi lên ô-tô dặn lại anh Nhạ.

Dãy nhà của gia đình anh Nhạ dài chừng 30m nằm án ngữ ngay cổng trang trại. Nhìn bề ngoài, trang trại của anh không có gì nổi bật giữa vùng đất ngày trước được gọi là bãi Thờ Nợ ven sông Ðồng Cỏ. Tuy vậy, bước ra đằng sau thì quả thật nhìn chỗ nào cũng thấy "tiền". Ngăn cách giữa năm cái ao vuông vắn có bờ gạch bao quanh là các khu chăn nuôi lợn, gà, có mái che kiên cố. Con đường bao quanh toàn khu trang trại là dãy nhãn, vải thiều. Mỗi ao cá anh nuôi nhiều loại, nhưng chủ yếu là trắm cỏ, rô phi đơn tính, mè hoa, trắm đen, gần đây thêm hai giống mới là cá tra, cá vược. Tổng diện tích ao cá 1,15 ha. Trong các trại chăn nuôi với tổng diện tích xây dựng 2.400 m2 được chia ra các khu nuôi gà lông mầu, gà trắng, lợn và ngan, luôn có khoảng một vạn con gà và 300 con lợn nuôi vỗ béo. Nhờ cách làm ăn hợp lý, năm 2004, anh Nhạ đạt tổng doanh thu 5,3 tỷ đồng, trừ chi phí cho lãi hơn 400 triệu đồng. Ðối với một trang trại rộng có hai ha thì đây quả là những con số ấn tượng. Và càng ấn tượng hơn khi toàn bộ cơ ngơi này được xây dựng trong năm năm trở lại đây.

Câu chuyện làm ăn mà anh Nhạ kể cho chúng tôi nghe thật xúc động: "Rời quân ngũ năm 1984, tôi luôn luôn mong ước trở thành người giàu có. Nhưng cũng như bao thanh niên khác, ước vọng thế thôi, chứ ngày ấy, làm giàu khó lắm". Với hoàn cảnh như thế, anh Nhạ đã đi đào vàng. Mấy năm sau, người dân Ðoàn Tùng thấy anh trở về với thân hình ốm yếu. "Vàng chả thấy đâu, chỉ thấy vàng mắt". Nhưng anh Nhạ không chịu ngồi yên. Loay hoay vay mượn được đồng vốn nào anh lao vào buôn bán lặt vặt, cứ cái gì lãi thì buôn, dần dần tập trung buôn bán lợn, gà. Năm 1999, khi trở thành một thương lái có máu mặt, anh được lãnh đạo UBND xã gợi ý nhận khu đất hiện nay; bấy giờ để hoang, cỏ dại, lau lách mọc lút đầu người, muốn vào phải lội ruộng. Anh cùng vợ bàn bạc, chỉ dám nhận hơn 6.000 m2. Mới đầu, anh chăn nuôi những con nuôi truyền thống. Trên đất trũng, anh nạo vét thành ao rồi nuôi mè, trắm cỏ, cá giống. Trên đất cạn anh quây trại nuôi gà. Phải hơn một năm sau, khi được các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho đi tập huấn kỹ thuật, anh Nhạ yên tâm dốc hết vốn mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng mô hình sản xuất công nghiệp (xây dựng chuồng trại kiên cố, chăn thả đúng kỹ thuật, cho ăn bằng thức ăn chăn nuôi...), đồng thời đứng ra nhận làm đại lý thức ăn chăn nuôi. Năm 2001, anh xuất chuồng 12 nghìn con gia cầm (30 tấn thịt), đạt doanh thu 330 triệu đồng, thu lãi 30 triệu đồng; 400 đầu lợn, doanh thu 28 triệu đồng, lãi 20 triệu đồng; sáu tấn cá, đạt 54 triệu đồng, lãi 14 triệu đồng. Tiền lãi thu được anh dồn hết cho sản xuất, vì thế quy mô, hiệu quả của trang trại ngày càng tăng. Năm 2003, anh đạt doanh thu 2,5 tỷ đồng, lãi hơn 220 triệu đồng. Năm 2004, sau khi nhận nhượng lại hơn 10.000 m2 đất của các hộ dân chung quanh, doanh thu từ gia cầm của trang trại đã đạt bốn tỷ đồng, từ lợn một tỷ đồng, thủy sản 300 triệu đồng, thu lãi tổng cộng 460 triệu đồng. Ðó là chưa kể nguồn thu nhập từ kinh doanh thức ăn chăn nuôi gần sáu tỷ đồng. Trang trại của anh tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động. Cá nhân anh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn là chủ trang trại điển hình tiên tiến trong ngành.

Khi được hỏi về kinh nghiệm làm ăn, anh Nhạ cho biết, chủ yếu là phải có lòng ham nghề, tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật và chỉ sản xuất những mặt hàng mà thị trường cần. Trong chăn nuôi, ngoài chuyện giống mới, áp dụng quy trình nuôi tiến bộ, cần phải hết sức đề phòng dịch bệnh. Mặc dù thu nhập cao, nhưng anh Nhạ ngày ngày vẫn xắn quần quan sát từng con gà, con lợn, để ý kỹ từng con cá nổi trên mặt nước. Bất cứ con nào có biểu hiện nhiễm bệnh sẽ được cách ly, phòng trừ ngay. Ðối với nuôi thả thủy sản, anh chọn phương thức thâm canh, nuôi giống mới với mật độ cao, sử dụng thức ăn công nghiệp, vỗ béo trong sáu tháng, liên tục có sản phẩm cung cấp cho thị trường. Năm 2004, lần đầu anh đưa cá tra vào nuôi, đạt 26 tấn cá, thu lãi hơn 100 triệu đồng. Và đến năm nay là các loại cá vược, chim trắng, trắm đen.

Có chí làm giàu

Gặp chị Nguyễn Thị Thu, chủ trang trại chăn nuôi, trồng hoa và cây cảnh vùng đất Ðình Bảng (Bắc Ninh) tại đại hội biểu dương những điển hình tiên tiến ngành nông nghiệp, chúng tôi không ngờ rằng, người phụ nữ năng động từng thoát ly cây lúa lại chính là người cấy lúa đạt giải nhì vùng đất Kinh Bắc. Về thăm trang trại của chị, mới thấy điều đem lại thành công cho chị hôm nay xuất phát từ một ý chí làm giàu mãnh liệt. Bước ngoặt trong cuộc đời chị cũng bắt đầu từ một hội thi cấy lúa. Ngày đó, nhiều người tham dự hội thi cấy lúa tỉnh Hà Bắc (cũ) thấy chị Thu vùng chạy từ dưới ruộng lên. Trên bắp chân chị, con đỉa trâu phình to gần bằng quả dưa chuột. Sau ngày ấy, chị thề với lòng mình, không bao giờ cấy lúa nữa. Nhưng không cấy lúa thì lấy gì mà sống. Chị Thu tìm hiểu việc sản xuất ở những làng lân cận và lần lượt trồng theo họ.

Bắt đầu từ cây khoai lang, cây cà rốt, các loại rau xanh và năm 1984, chị Thu mạnh dạn chuyển toàn bộ một mẫu ruộng sang trồng sinh địa (cây dược liệu). Trong những lần gánh sinh địa đi bán, chị Thu nhận thấy số tiền thu được từ vườn sinh địa của mình trong ba, bốn tháng vất vả không có lãi bằng người thu mua chỉ một lần bỏ vốn. Thế là chị lặn lội đến phố Thuốc Bắc (Hà Nội), hỏi giá mua sinh địa, trên cơ sở đó đứng ra thu mua sinh địa của cả vùng với mức giá cao hơn. Sau khi tích lũy được một số vốn, chị Thu quyết định mở đại lý thức ăn chăn nuôi và gà giống. Sau một lần được công ty thức ăn chăn nuôi tạo điều kiện tham quan một số trang trại chăn nuôi ở nước ngoài, năm 2000, chị đầu tư 800 triệu đồng, thuê 4.000 m2 đất, xây ba dãy chuồng trại nuôi 9.000 con gà siêu trứng. Nhờ áp dụng kỹ thuật nuôi học hỏi được, đồng thời chịu khó tích lũy kinh nghiệm, mỗi năm, từ đàn gà siêu trứng, chị Thu đạt lợi nhuận 150-200 triệu đồng.

Không dừng lại ở đó, sau một lần tham quan mô hình trồng hoa công nghiệp ở Trung Quốc, chị Thu mạnh dạn thuê thêm đất, mở rộng diện tích trang trại lên 3,2 ha, xây dựng mô hình VAC khép kín. Ngoài việc xây dựng khu nhà lưới hiện đại rộng 3.600 m2, quy hoạch 4.000m2 đào ao, nuôi cá, chị cùng với chồng, anh Vũ Trọng Thủy, dành 15 nghìn m2 trồng cây lộc vừng bon sai, 3.000 cây cau vua, 1.500 cây hoa sứ, 500 cây cau cảnh, 5.000 cây hoa ly giống mới, 70 khóm loa kèn trái vụ. Trang trại của chị thường xuyên thuê 20 công nhân, đạt doanh thu hàng tỷ đồng. Hiện nay, mỗi ngày trang trại của chị Thu cung ứng cho thị trường 8.000 trứng gà; 4.000-5.000 bông loa kèn; 800-1.000 bông đồng tiền, chưa kể cây cảnh, cây thế, ước tính hàng tỷ đồng. Chỉ tính từ trồng hoa, năm 2004, chị thu lợi nhuận hơn 600 triệu đồng.

Trong buổi về thăm trang trại, tìm hiểu về cách thức làm ăn, cả hai anh chị đều khẳng định, chỉ cần có vốn, mạnh dạn đầu tư vào các giống mới, không lùi bước trước khó khăn vất vả thì nhất định thành công. Anh Thủy cho biết: Ngày mới đưa hoa loa kèn về trồng, đem đi bán, người ta không mua vì chê hoa xấu. Không nản chí, chị Thu đèo xe máy đi từng hàng hoa ở Hà Nội giới thiệu hàng. Bây giờ thì hầu hết các chủ hoa có tiếng ở thủ đô đều nhập hàng của chị. Ðơn giản vì trang trại luôn có những giống hoa mới, chất lượng cao, đặc biệt là có cả những nguồn hoa quý trái vụ như loa kèn, hoa ly... Anh Thủy cho biết, nếu cứ làm hoa đại trà thì ai chả làm được, cần trồng giống hoa mới. Ðiều quan trong nhất là phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật. Như giống loa kèn trái vụ, anh Thủy sang bên Trung Quốc mua luôn bản quyền giống, đầu tư gần một trăm triệu đồng trồng 70 nghìn khóm, mời luôn chuyên gia của họ sang hướng dẫn kỹ thuật. Sau ba tháng trồng, trừ tiền giống và chi phí, anh chị thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Có lẽ, đây là những nông dân tiêu biểu của thời kỳ mới, làm giàu trên đồng ruộng bằng sự cần cù, năng động, dám nghĩ, dám làm. Hy vọng rằng trong tương lai, bằng sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nông thôn nước ta sẽ ngày càng xuất hiện nhiều tỷ phú mới. Những tỷ phú của ruộng đồng.

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang