• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng cây gì phải tính

Nguồn tin: Lao Động, 09/10/2009
Ngày cập nhật: 9/10/2009

Ngoài thảm họa trôi nhà, mất của, chết người, bồi lấp đất sản xuất, tan nát cơ sở hạ tầng... nặng nề ở miền Trung, lũ, bão số 9 còn “đốn hạ” hàng loạt các rừng cao su đang thời kỳ khai thác.

Thống kê ban đầu của Tập đoàn Cao su VN, thiệt hại do bão gây ra khu vực miền Trung và Tây Nguyên là 700 - 800 tỉ đồng. Trong đó, Quảng Trị gãy đổ trên 6 vạn cây - tương đương 165ha cao su; Quảng Ngãi mất trắng 50% trong tổng số 1.260ha.

Ngoài ra, nhiều Cty cao su tại các tỉnh Quảng Bình, TT-Huế, Quảng Nam, Kon Tum... cũng bị thiệt hại nặng nề. Đặc biệt, nhiều nông hộ trồng caosu tiểu điền điêu đứng vì cao su gãy. Nhiều hộ đã vét hết tiền của đầu tư, tập trung chăm bón, vun trồng từ 6 - 15 năm, nhưng chỉ 1 đêm bão đã đốn ngã sạch. Trắng tay, nợ nần chồng chất. Tương lai... tái nghèo.

Theo Phó GĐ Sở NN - PTNN TP.Đà Nẵng - ông Huỳnh Vạn Thắng, caosu là loại cây giòn, dễ gãy đổ, hư hỏng khi có gió bão, hoàn toàn không thích hợp trồng vùng bão lũ như miền Trung trong điều kiện biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng khắc nghiệt.

Mặt khác, đây là loại cây công nghiệp dài ngày. Mọi đầu tư công sức, của cải người dân đầu tư dồn vào đó, nếu bão tàn phá, thiệt hại sẽ nặng nề và khó khắc phục.

Một số địa phương miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, TT-Huế... hiện quy hoạch trồng cây caosu như một chiến lược xóa đói giảm nghèo là sai lầm lớn. Theo ông Thắng, nếu trồng cây lâm nghiệp ngắn ngày như keo, người dân ít bị thiệt hại hơn.

Người nông dân miền Trung xưa nay đã quá khốn đốn trước bài toán mà không có đáp số: “Trồng cây gì, nuôi con gì!”. Đã có nhiều thời kỳ, người ta đồng loạt trồng dứa để phục vụ nhà máy chế biến hoa quả. Nhưng rồi nhà máy không xây dựng được, cây dứa thối rữa, bỏ hoang gai cả rừng. Rồi dưa hấu, nhiều năm ứ đọng ở cửa khẩu biên giới, khiến hàng loạt nông hộ phá ruộng dưa.

Nhà máy đường đóng cửa vì... tiêu cực, thiết bị cũ, hỏng, hàng ngàn nông dân Quảng Nam lại phải dỡ ruộng mía, cải tạo đất. Nông dân miền Trung vốn đã rất nghèo, luôn bị thiên tai tàn phá, lại thêm việc thất bại bởi các chủ trương “trồng cây xóa đói giảm nghèo” khiến nhiều địa phương khốn đốn. Các vụ, viện, các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp, Bộ NN - PTNN, Chính phủ... cần phải nghĩ, quy hoạch cụ thể cho nông dân miền Trung biết nên “trồng cây gì, nuôi con gì” cho thích hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, thổ nhưỡng, khí hậu của từng địa phương.

Chính quyền, các bộ ngành chức năng, cơ quan khoa học “phải tính” cho nông dân. Và nói như chuyên gia nông nghiệp Huỳnh Vạn Thắng: Cây “xoá đói giảm nghèo” ở duyên hải miền Trung nhất quyết không thể là cây cao su.

Thanh Hải

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang