• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hà Nội: Mô hình làm vườn hiệu quả cao ở Cao Viên

Nguồn tin: Hà Nội Mới, 08/10/2009
Ngày cập nhật: 9/10/2009

Thời tiết năm nay diễn biến bất lợi cho việc đậu quả của cây bưởi Diễn. Ở nhiều vùng như Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ... tỷ lệ cam, bưởi đậu quả giảm nhiều.

Nhiều nhà vườn đã coi như mất trắng sau một năm chăm sóc. Thế nhưng ở xã Cao Viên huyện Thanh Oai (Hà Nội), hàng trăm héc-ta bưởi Diễn, cam Canh ở đây vẫn sai trĩu quả báo hiệu một mùa bội thu. Điều đó cho thấy, ở Cao Viên người làm vườn có rất nhiều "bí quyết" trong sản xuất.

"Điều khiển" cây đậu quả theo ý muốn

Đưa phóng viên Hànộimới đi thăm vùng bãi ven sông Đáy rộng hàng chục héc-ta trồng cam Canh, bưởi Diễn đang sai trĩu quả, ông Nguyễn Trung Nghi, Chủ tịch Hội Nông dân huyện vui mừng cho biết: Hàng chục năm gắn bó với nghề làm vườn, chưa bao giờ cam, bưởi Cao Viên mất mùa. Ngay cả như thời điểm năm trước, ngập lụt là vậy nhưng cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến sản lượng cây ăn quả của địa phương.

Đó là do những người làm vườn ở đây có rất nhiều kinh nghiệm hay trong sản xuất. Để minh chứng cho những điều mình nói, ông Nghi dẫn chúng tôi vào khu vườn quả của hộ ông Lê Đức Giáp hội viên nông dân của thôn Bãi. Trên diện tích rộng chừng 3ha, hàng nghìn cây cam cảnh và cây ăn quả đủ mọi kiểu dáng đang vào cữ đậu quả với những chùm quả sai trĩu, cành lá xum xuê. Không chỉ trồng cây để thu quả, từ nhiều năm qua, ông Giáp còn mày mò học tập, biến cây ăn quả thành những chậu cây cảnh xinh xắn có giá từ vài triệu đến cả chục triệu đồng.

Chỉ vào cây cam cảnh đã được ghép 4 loại quả (cam Canh, quýt, bưởi Diễn, phật thủ), ông Giáp cho biết, nếu khách hàng muốn có thêm 1 loại quả nữa, ông sẽ ghép thêm cả giống bòng. Thu nhập bình quân của gia đình ông từ các vườn cây này đạt vài trăm triệu đồng mỗi năm. Hiện trang trại của gia đình ông có hơn 300 cây cam cảnh các loại (trị giá từ 200 nghìn đồng đến 5 triệu đồng), hơn 1.000 cây giống to, khoảng 2 vạn cây nhỏ, dự kiến cho thu hoạch khoảng 14 tấn cam quả.

Ông Giáp chia sẻ, để có được vườn quả sai trĩu cành như vậy là vì ông đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc. Ví như muốn cây sai hoa, vào tháng 11 âm lịch, nhà vườn cần tiện gốc để kích thích cây. Khi đậu quả rồi phải chăm sóc đặc biệt, bón các loại phân cho tới khi cây chắc quả. Không chỉ biết cách chăm sóc, cũng như nhiều nông dân khác ở Cao Viên, ông Giáp còn biết cách làm cho những cây cam cảnh phát lộc ra hoa vào dịp Tết để cung cấp những cây cam vừa trĩu quả, vừa có nhiều lộc và hoa phục vụ người dân chơi Tết.

Khó khăn về hạn điền và thiếu vốn

Cùng với ông Giáp, xã Cao Viên còn có hàng chục hộ nông dân có kinh nghiệm tốt trong trồng và chăm sóc cây ăn quả. Ông Nguyễn Đăng Phượng, Bí thư Đảng ủy xã Cao Viên cho biết: Cả xã hiện có hơn 80 hộ trồng cây ăn quả trên diện tích gần 70ha, vườn nhà nào cũng sai trĩu quả. Để mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, chính quyền địa phương đã có chủ trương tuyên truyền vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Xác định thế mạnh của mình trên diện tích hơn 100ha đất bãi ven sông Đáy màu mỡ, nhiều năm qua, xã đã chỉ đạo nhân dân chuyển đổi sang thực hiện những mô hình trồng cây cảnh và cây ăn quả.

Đến nay, các mô hình này đều phát triển tốt, đem lại giá trị kinh tế khá. Thu nhập trung bình trên diện tích cây ăn quả đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm (cao gấp 3 lần cấy lúa). Tuy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại kết quả khả quan nhưng theo ông Phượng, nông dân đang cần có những chính sách hỗ trợ, trước hết là về vay vốn. Thực tế, thời gian qua, Chính phủ và thành phố đã có nhiều cơ chế, chính sách cho nông dân vay vốn và hỗ trợ vốn vay giúp bà con phát triển sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay các nguồn vốn dành cho người nông dân vay còn nhỏ và chưa dài hạn nên người nông dân gặp khó khăn trong việc đầu tư mở rộng diện tích.

Khó khăn thứ hai là thời hạn giao đất cho người nông dân sắp hết. Theo quy định của các văn bản hiện hành thì Nhà nước sẽ thu hồi và sắp xếp lại đất nông nghiệp vào năm 2013, do đó nhiều chủ trang trại đầu tư cầm chừng vì sợ không đủ thời gian thu hồi vốn. Một vấn đề quan trọng nữa là hiện bà con rất thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật để áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi nhưng các lớp tập huấn và phổ biến kiến thức cho họ còn quá ít. Đây là những vấn đề mà người trồng cam Canh, bưởi Diễn ở Cao Viên đang cần sự quan tâm tháo gỡ để phát huy hiệu quả sử dụng đất và nhân rộng mô hình trên địa bàn.

Minh Phú

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang