• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hậu Giang: Trồng mía lưu gốc - Giải pháp cho vùng lũ

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 07/10/2009
Ngày cập nhật: 8/10/2009

Phụng Hiệp (Hậu Giang) là vùng trũng, khi nước lũ đổ về là nông dân ồ ạt bán mía nên chữ đường trong mía thường rất thấp. Tuy nhiên, có không ít hộ trồng mía lưu gốc bằng cách làm bờ bao khép kín rẫy để bơm thoát nước, nên mía luôn bán được giá vì chữ đường cao.

Người có thâm niên nhất trong nghề trồng mía lưu gốc ở huyện Phụng Hiệp phải kể đến ông Năm Hỏi (Phạm Văn Hỏi), ở ấp Thống Nhất, thị trấn Cây Dương. Với khoảng 15 năm trồng mía thì có 10 năm trồng theo hình thức lưu gốc. Ông Năm Hỏi bộc bạch: “Ưu điểm trồng mía lưu gốc là chỉ tốn nhiều chi phí ở vụ đầu, còn những vụ sau đầu tư rất ít vì không phải tốn tiền hom giống, công đào hộc và các chi phí khác. Với 2 ha đất khép kín để trồng mía, theo ước tính đợt này tôi sẽ thu về gần 300 tấn mía nguyên liệu, với giá mía từ 700 - 720 đ/kg tại rẫy như hiện nay, sẽ có khoản lợi nhuận gần 150 triệu đồng. Nhờ lấy công làm lời nên chi phí đầu tư vào rất thấp chỉ tốn tiền mua phân bón là chính, các công đoạn còn lại như làm cỏ, đánh lá, vô chân đều do nhân công tại nhà hết. Đây là đợt để gốc thứ 2 sau khi trồng vụ mía mới, nên năng suất rất cao so với vụ tơ”.

Năm vừa rồi, do có một phần diện tích mía trồng lại nên chỉ bán được 243 tấn giá 500 đ/kg, lợi nhuận trên 60 triệu đồng. Hiện tại, rẫy mía giống R570 của ông Năm Hỏi rất tốt, chữ đường đã đạt trên 10 CCS, nhưng do mía có rất nhiều măng, nên ông kiên quyết bơm nước đợi đến cuối tháng 12 mới cho thu hoạch vừa để mía già vừa chờ tăng thêm giá.

Theo ông Năm Hỏi, trồng mía lưu gốc có lợi rất nhiều vì chủ động được thời gian thu hoạch, không bị thương lái ép giá khi phải đốn dồn dập chạy lũ. Tuy nhiên, mỗi người tự khép kín thì chi phí đầu tư đê bao, bơm nước rất cao nên rất cần có sự đầu tư hỗ trợ từ phía nhà nước. Chỉ tính riêng tại khu vực này đã có trên 100 ha nằm trong bờ bao khép kín, nhưng do không có trạm bơm nên hàng năm bà con phải bán mía chạy lũ thường bị mất giá, lợi nhuận không cao và cuộc sống vẫn còn nhiều bấp bênh.

Còn ông Hồ Văn Thắng, cùng ấp Thống Nhất cũng thực hiện mô hình trồng mía lưu gốc từ nhiều năm nay, nhưng do khâu chọn giống không tốt phải chuyển đi chuyển lại nhiều lần. Năm nay, ông Thắng chuyển qua trồng giống mía R570 được xem là lưu gốc tốt, theo tính toán của gia đình đợt này cũng có trên 110 tấn mía. Tuy nhiên, do mới trồng lại vụ mía tơ nên 1 ha mía của gia đình vụ này đầu tư khoảng 50 triệu đồng cho đến khi thu hoạch. Ông Thắng tính toán: “Với diện tích trên nhưng chỉ trồng được khoảng 60%, phần còn lại là mương rãnh. Chỉ tính tiền mua hom giống, mướn đào hộc, trồng, bón lót đã hơn 10 triệu đồng, chưa kể các chi phí phát sinh khác”. Hiện nay, mía đã hơn 10 tháng tuổi, dù giá mía rất cao, nhưng gia đình chưa bán mà tiếp tục bơm nước để lưu gốc. Ông Thắng cho biết, theo kinh nghiệm lưu gốc hàng năm, chi phí đầu tư cho vụ mía lưu gốc chỉ bằng 70% của vụ mía tơ chưa kể lúc nào cũng bán được giá.

Ông Ba Sĩ (Nguyễn Văn Sĩ) cùng ấp Thống Nhất, thị trấn Cây Dương cũng có thời gian 4 năm trồng mía lưu gốc. Rẫy mía 1,4 ha của ông Sĩ giống DLM 24, những ngày qua đã bắt đầu cho thu hoạch giá từ 630 - 660 đ/kg được 260 tấn, thu về khoản lợi nhuận gần 94 triệu đồng. Do đã nhiều năm lưu gốc, mía bị cõi phải thu hoạch sớm để trồng lại nên bán ra bị mất giá so với các hộ bơm nước. Tại khu vực Kênh Tây này, ông Ba Sĩ cũng là người mở màng cho phong trào trồng mía lưu gốc và hiện tại đã có 9 hộ với 12 ha được áp dụng. Năm vừa rồi, nhờ bơm nước bán muộn để lưu gốc lại nên cuối vụ, gia đình bán được giá 460 đ/kg, lợi nhuận được 52 triệu đồng. Nhưng điều quan trọng là không phải tốn tiền để mua hom giống trồng lại vụ mới. Dù vụ này giá bán ra có thấp, nhưng theo ông Ba Sĩ trong 16 năm trồng mía, đây là năm mía có giá cao nhất và lợi nhuận thu về cũng vượt trội. Nhờ khép kín được diện tích, dưới các mương mía, ông Ba Sĩ còn tận dụng để thả 14 kg cá giống rô phi, hường đã có trọng lượng đạt 0,3 kg/con và dự kiến đến cuối năm này sẽ xuất bán. Sau đợt này, ông Ba Sĩ sẽ chọn lại các giống mía có chữ đường cao, để trồng lưu gốc cho các vụ kế tiếp nhằm ít tốn kém chi phí đầu tư, tăng thêm lợi nhuận.

Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ Võ Văn Sơn cho biết, năng suất của vụ mía lưu gốc cao hơn vụ mía tơ từ 15 - 20%. Ngoài ra, trồng mía lưu gốc còn tiết giảm được chi phí mua hom mía giống, tiền công đào hộc khoảng 30% vốn đầu tư cho vụ trồng mới. Cái lợi của mía lưu gốc là kéo giãn được thời gian thu hoạch, gặp lúc thu hoạch rộ, giá mía cầm chừng có thể neo lại mà năng suất, chữ đường vẫn được tăng thêm. Sau khi thu hoạch xong, khâu xử lý cũng nhẹ nhàng hơn so với trồng mới, không bị đọng trong khâu mía hom, khan hiếm công đào hộc khi trồng đồng loạt. Đặc biệt, mía lưu gốc còn chín sớm hơn so với vụ mía tơ khoảng một tháng nên lúc nào chữ đường cũng cao hơn mía trồng mới. Tuy nhiên, khi giữ mía lại lưu gốc, muốn cho năng suất đạt tối đa, bà con nông dân cần tăng thêm từ 10 - 15% lượng phân đạm để kích thích mầm phát triển. Không nên lưu gốc quá lâu, chỉ trồng 1 vụ tơ 2 vụ gốc là vừa vì đất dẽ, rễ mọc không nhiều, cây sẽ không lớn làm mất năng suất. Tới đây, công ty sẽ tổ chức cho những nông dân ở các vùng có điều kiện tham quan mô hình trồng mía lưu gốc, rải vụ để khi bán ra có năng suất, chất lượng tốt, thu về hiệu quả cao nhất. Mía lưu gốc cái lợi trước mắt là nông dân ít tốn chi phí đầu tư, không phụ thuộc vào áp lực mía chạy lũ còn nhà máy vẫn có mía ép đều đặn, không gặp phải cảnh lúc thừa đầu vụ, nhưng lại thiếu thời điểm cuối vụ...

HOÀI THU

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang