• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Trị: "Nước mắt" cây cao su

Nguồn tin: Báo Quảng Trị, 07/10/2009
Ngày cập nhật: 8/10/2009

Bão số 9 và lũ lớn đã tàn phá nặng nề các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Riêng Quảng Trị thống kê bước đầu con số thiệt hại là 1.936 tỷ đồng. Ngoài hư hại về kết cấu hạ tầng còn phải kể đến những thiệt hại to lớn về diện tích cây công nghiệp, đặc biệt là cây cao su ở 2 huyện Gio Linh và Vĩnh Linh.

Ba ngày sau thiên tai đi qua, chúng tôi ngược miền Tây Gio Linh lên các xã Gio Hoà, Gio Bình, Gio An, Trung Sơn và chứng kiến tận mắt cảnh tan hoang của những vườn cao su bị gãy đổ. Tây Gio Linh chính là địa bàn trọng yếu về cây công nghiệp, là nơi đầu tiên cây cao su bén rễ trên miền đất Quảng Trị. Nơi gần 20 năm qua, dòng nhựa trắng đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho hàng trăm hộ dân.

Dẫu chỉ ảnh hưởng từ một cơn bão tràn qua nhưng đã quật ngã tan tành hàng chục lô cao su. Anh Nguyễn Tiến Dũng ở thôn Bình Long, Gio Bình mặt buồn bã, tay cầm cây rựa đi dọn dẹp từng thân cao su có đường kính chừng 30cm bị gãy đang ứa ra từng dòng nhựa trắng. Anh Dũng cho biết, bão đã tàn phá ở lô cao su nhà anh khoảng 150 cây. Một thiệt hại đáng kể bởi đây là diện tích cây cao su đang kỳ khai thác mủ.

Điều mà anh Dũng lo lắng nhất chính là việc làm sắp tới của hai vợ chồng bởi nhà anh chỉ còn lại hơn 150 cây cao su nhận khoán nên chẳng biết phải làm thêm việc gì để kiếm sống. Đó là chưa nói đến chuyện sản lượng mủ của gia đình sẽ bị sụt giảm ảnh hưởng đến mức lương, thưởng vào cuối năm.

Theo báo cáo của UBND huyện Gio Linh, bão số 9 đã gây thiệt hại 93,34 ha với gần 4.000 cây cao su, mức thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng. Dẫu đã được cảnh báo về khả năng thiệt hại do bão đối với cây cao su vì đây là loại cây thân giòn, dễ đổ gãy khi có gió lớn, tuy nhiên cơn bão số 9 vẫn gây ra những hậu quả đáng kể bởi gió lốc ập đến vào thời điểm nước lũ dâng cao, giao thông bị chia cắt nên đã hạn chế khả năng đối phó của người dân.

Địa phương bị thiệt hại lớn nhất về cao su phải kể đến Vĩnh Linh. Trong tổng số 1.592 ha cao su bị hư hại trên toàn tỉnh, riêng huyện Vĩnh Linh là 830 ha. Hầu hết các xã vùng trọng điểm cao su nằm ở phía Đông huyện như Vĩnh Nam, Vĩnh Trung, Vĩnh Hiền, Vĩnh Thạch, Vĩnh Kim và xã phía Tây Vĩnh Thuỷ phải gánh chịu hậu quả nặng nề.

Trước lúc cơn bão đổ bộ vào miền Trung, chúng tôi theo đoàn công tác của tỉnh về Vĩnh Linh để chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão. Đứng ở vùng chân sóng Vĩnh Quang mới thấy hết sức công phá của gió bão và triều cường. Từng đợt gió mạnh quất xuống mặt nước biển gầm thét ở chân kè chống xói lở Cửa Tùng.

Lúc này, đích thân đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Lê Hữu Phúc “lệnh’’ cho Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh Lê Đức Yên phải tìm cách đưa đoàn vượt gió bão lên địa bàn trọng điểm cây cao su bởi nghe tin cao su đã bắt đầu gãy ở các xã Vĩnh Hiền, Vĩnh Trung. Vậy mà chỉ hơn 10 phút sau khi rời Cửa Tùng lên Vĩnh Hiền, đoàn xe của lãnh đạo tỉnh không thể tiến sâu vào địa bàn vì cao su đã ngã rạp hàng loạt. Không thể thu dọn hết cây cối để thông đường giữa lúc gió bão đang hoành hành mới thấy xót xa khi thấy từng thân cao su bị quật ngã.

Sau bão, chúng tôi lại tìm về các nơi bị thiệt hại nặng nề nhất. Trên tuyến đường Cáp Lài về địa đạo Vịnh Mốc qua các xã Vĩnh Nam, Vĩnh Trung, Vĩnh Kim, Vĩnh Thạch hai bên đường cao su bị gãy đổ hàng loạt. Gặp chị Liên ở thôn Khe Ba, xã Vĩnh Thạch đang lầm lũi thu dọn từng thân cây trong niềm xót xa đến não ruột. Chị cho biết bão đã làm gãy của nhà chị 200 trong tổng số 300 cây cao su đang kỳ khai thác mủ.

Năm ngoái bão cũng đã tàn phá của gia đình 150 cây là thiệt hại đáng kể đối với gia tài một nông dân suốt bao nhiêu năm gầy dựng. Chúng tôi được biết để kiến thiết được 1 ha cao su đến lúc cho khai thác mủ người dân phải chi phí từ 10 - 15 triệu đồng. Chị Liên nghẹn ngào kể tiếp: Khi nghe tin bão tràn vào với kinh nghiệm nhiều năm chống bão cho cây cao su, chồng chị đã không quản ngại hiểm nguy cùng đứa con dùng rựa tỉa hết cành cho hơn 100 cao su mới 3 năm tuổi nên số cao su này chỉ bị gãy đổ 5 cây.

Riêng đối với cao su đã khai thác do thân cành cao lớn nên rất khó để chặt tỉa trong thời điểm mưa to gió lớn nên đành phải phó thác cho thiên tai. Nếu không kịp tỉa cành thì e rằng gia đình chị sẽ trắng tay. Đây là một trong số ít trường hợp ở xã Vĩnh Thạch cứu được cao su, bởi chúng tôi được biết nhiều gia đình còn bị thiệt hại nặng nề hơn.

Lúc chúng tôi đến, nhiều hộ dân phải gạt nước mắt để thu lại vườn cây. Bởi bao nhiêu mồ hôi công sức lẫn tiền bạc của người dân chỉ trong giây lát vụt tan biến. Dẫu có xót xa, nuối tiếc bao nhiêu cũng phải gắng gượng để thu dọn lại vườn cây, chuẩn bị cho công việc trồng mới. Ông Nguyễn Thế Diệp ở thôn An Xá, xã Trung Sơn, Gio Linh nghẹn ngào nói trong nước mắt: “Gần cả chục năm trời gia đình tôi gầy dựng được 0,5 ha cao su, bão số 9 đã càn quét trên 95% diện tích nên gia đình coi như trắng tay. Bây giờ lại tốn thêm thời gian, tiền bạc để thu dọn cây…".

Ông Diệp cứ quay quắt nhìn thân cao su bị chặt hạ rồi nhặt lại cái chén hứng lấy từng giọt mủ cuối cùng như để vớt vát lại chút ít mồ hôi, công sức sau bao nhiêu năm cần mẫn gắn bó với cây cao su. Thật xót xa khi nhìn từng thân cao su vạm vỡ bị đốn chặt thành những khúc nhỏ bốc lên xe bán làm chất đốt bởi không còn cách nào khác hơn họ phải đào bới, triệt hạ tận gốc để khai hoá lại đất đai, ươm giặm trồng mới từng gốc cao su nhen lên niềm kỳ vọng.

Dẫu rằng cao su chỉ là một trong nhiều hạng mục thiệt hại trong đợt thiên tai vừa xảy ra, nhưng phải nói rằng đây là một thiệt hại nặng nề và nghiêm trọng nhất, bởi “đánh" trực tiếp vào từng hộ gia đình trước mắt cũng như về lâu dài.

Theo anh Nguyễn Văn Lý, Phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh cho biết con số thiệt hại riêng về cao su hơn 120 tỷ đồng chỉ là tạm ước và tạm tính trong một thời điểm. Ngoài thiệt hại về thu nhập trước mắt thì người nông dân phải mất thêm 5 - 7 năm sau mới gây dựng lại vườn cây như bị mất mát để có thu nhập lại.

Đó chính những thiệt hại dai dẵng, có tính lâu dài ảnh hưởng đến đời sống của người dân mà huyện Vĩnh Linh phải tiên lượng, suy tính và tìm giải pháp khắc phục. Trước mắt huyện có chủ trương vận động người dân mạnh dạn phá bỏ toàn bộ vườn cây thiệt hại để bắt tay vào trồng mới. Tuy nhiên khó khăn nhất vẫn là kinh phỉ để dân tái tạo lại bởi huyện không đủ sức để hỗ trợ trong khi tiềm lực tài chính trong dân hạn chế.

Rõ ràng những mất mát, thiệt hại của người dân trồng cao su không dễ gì một sớm một chiều khắc phục được. Trước mắt người dân đang cần tiền để chi phí cho việc gây dựng lại vườn cây. Nên chăng tỉnh và phía Ngân hàng sớm đưa ra chủ trương hỗ trợ dưới hình thức vay vốn ưu đãi khắc phục hậu quả bão lụt để người dân có điều kiện tổ chức lại sản xuất.

Ngoài ra, cần phải có chính sách hỗ trợ, tạo việc làm để mang lại thu nhập đảm bảo cuộc sống cho người dân đã mất toàn bộ nguồn thu từ cao su. Nếu giải quyết một cách đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ người dân trồng cao su sẽ góp phần giảm thiểu những thiệt hại giúp họ tổ chức lại sản xuất, sớm ổn định cuộc sống.

Đích thân đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Trị Lê Hữu Phúc “lệnh" cho Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh Lê Đức Yên phải tìm cách đưa đoàn vượt gió bão lên địa bàn trọng điểm cây cao su bởi nghe tin cao su đã bắt đầu gãy ở các xã Vĩnh Hiền, Vĩnh Trung. Vậy mà chỉ hơn 10 phút sau khi rời Cửa Tùng lên Vĩnh Hiền, đoàn xe của lãnh đạo tỉnh không thể tiến sâu vào địa bàn vì cao su đã ngã rạp hàng loạt. Không thể thu dọn hết cây cối để thông đường giữa lúc gió bão đang hoành hành mới thấy xót xa khi thấy từng thân cao su bị quật ngã.

Hồ Nguyên Kha

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang