• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Dự án “Trồng mới 5 triệu hecta rừng” năm 2009: Cần đầu tư 2.000 tỷ đồng

Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 07/10/2009
Ngày cập nhật: 7/10/2009

Bộ NN&PTNT cho rằng, nếu tính toán nhu cầu vốn đầu tư thực tế, căn cứ định mức kỹ thuật, giá cả đầu vào và năng lực thực thi của các địa phương thì dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng trong năm 2009 cần khoảng 2.000 tỷ đồng. Trong khi đó, Bộ KH - ĐT mới giao 1.000 tỷ đồng. Thiếu tiền hỗ trợ, rừng sản xuất vẫn tăng

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, trong những năm gần đây, tốc độ trồng rừng sản xuất tăng mạnh, nhất là các tỉnh vùng Đông Bắc và Trung bộ. Nhờ có nhiều tiến bộ trong công tác quản lý và sản xuất giống, năng suất rừng trồng tăng cao, rút ngắn được chu kỳ kinh doanh. Năm 2008, trồng rừng sản xuất đạt 124,2% so với kế hoạch giao và là năm có mức thực hiện cao nhất trong vài năm gần đây.

Đáng lưu ý, dù ngân sách Nhà nước mới chỉ bố trí hỗ trợ trồng 50.000ha rừng sản xuất cho các hộ gia đình với số tiền bình quân 2 triệu đồng/ha (so với trên 160.000ha kế hoạch trồng rừng sản xuất cả nước), nhưng kết quả trồng rừng sản xuất trong năm 2008 vẫn đạt trên 198.760ha. Như vậy, có 148.760ha rừng sản xuất được trồng hoàn toàn bằng các nguồn vốn của các thành phần kinh tế, không có hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

Theo Quyết định 147 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà nước sẽ hỗ trợ 1,5 - 3 triệu đồng/ha tùy theo từng vùng và từng đối tượng cho trồng rừng sản xuất. Bên cạnh đó, ngành sản xuất, chế biến gỗ, nhất là chế biến gỗ xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ đã tăng nhanh trong những năm qua, năm 2000 mới đạt 209 triệu USD thì đến năm 2008 đã đạt được 2,8 tỷ USD. Trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và lâm sản cũng đạt 1,7 tỷ USD. Đây là những yếu tố tạo động lực cho các hộ gia đình hăng hái trồng rừng.

18 tỉnh giảm chỉ tiêu rừng phòng hộ

Trái với đà tăng mạnh của rừng sản xuất, tiến độ thực hiện trồng rừng phòng hộ, đặc dụng lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân do trong việc trồng rừng phòng hộ, các địa phương chỉ dựa vào suất đầu tư là 10 triệu đồng/ha, chưa tính toán điều chỉnh dự toán cho phù hợp với điều kiện thực tế, vì vậy, không trồng được rừng ở những địa bàn xa xôi, khó khăn. Trong khi đó, theo Bộ NN&PTNT, sau khi rà soát lại quy hoạch 3 loại rừng, đất trồng rừng phòng hộ ngày càng xa, phân tán, nhỏ lẻ, điều kiện đi lại, quản lý khó khăn hơn.

Theo Nghị quyết 73 của Quốc hội, mỗi năm phải trồng mới bình quân 50.000ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, nhưng do khả năng về vốn ngân sách, năm 2008 mới bố trí kế hoạch được 41.500ha và đã thực hiện được 40.525ha, đạt 97,7% và khoảng 80% nhiệm vụ bình quân theo Nghị quyết 73 của Quốc hội. Điều này cũng gây sức ép lớn cho 2 năm còn lại (diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng cần trồng mới là 110.720ha).

Trong khi đó, năm 2009, Bộ KH - ĐT mới giao 1.000 tỷ đồng, trong đó vốn cho trồng rừng phòng hộ 60.000ha năm thứ nhất mới tạm giao 5,5 triệu đồng/ha và vốn hỗ trợ trồng rừng sản xuất mới tạm giao hỗ trợ cho 50.000ha, còn 110.000ha chưa có kế hoạch vốn hỗ trợ. “Khó khăn trước mắt về vốn sẽ làm cho các địa phương giảm các chỉ tiêu nhiệm vụ, đặc biệt là trồng rừng phòng hộ và đặc dụng” - Bộ NN&PTNT lo lắng.

Qua theo dõi các địa phương, đến nay, đã có 18 tỉnh bố trí diện tích rừng phòng hộ giảm khoảng 9.000ha so với chỉ tiêu kế hoạch Trung ương giao. Ngoài ra, trong năm 2009, 1 số tỉnh trong 10 tỉnh, thành phố được giao tự bố trí ngân sách địa phương để đầu tư cho dự án 661, nhưng đã không bố trí vốn để trồng rừng (như TP. Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa…). Trong khi đó, nhiều tỉnh ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên trồng không đạt chỉ tiêu kế hoạch như: tỉnh Điện Biên trồng được 427/900ha, Lai Châu: 474/850ha, Kon Tum: 100/250ha, Đắk Nông 177/400ha.

Để đạt được kế hoạch trồng rừng phòng hộ năm 2009 là 60.000ha (tăng gấp rưỡi so với năm 2008), Bộ NN&PTNT đề nghị Quốc hội cho phép Chính phủ chủ động điều chỉnh tổng mức vốn đầu tư để có đủ số vốn cần thiết bố trí bổ sung cho các địa phương hoàn thành nhiệm vụ còn lại và các nhiệm vụ phát sinh của dự án theo Nghị quyết 73 của Quốc hội. Trước mắt, cần bổ sung thêm vốn từ nguồn ngân sách Trung ương cho Dự án ngay trong năm 2009, đồng thời ứng vốn cho năm 2010 để các địa phương chủ động chuẩn bị kế hoạch.

Theo báo cáo của Tổng Công ty Giấy Việt Nam, năm 2008 đã trồng gần 5.000ha, nhưng việc thẩm định cho vay vốn mới thực hiện xong, chưa có vốn cho vay. Mặt khác, mức vốn vay chỉ được 70% của 10 triệu đồng/ha/chu kỳ kinh doanh là rất thấp so với nhu cầu đầu tư cho rừng sản xuất.

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang