• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hòa Bình: Gắn trồng rừng với chế biến, tiêu thụ lâm sản

Nguồn tin: Nhân Dân, 07/10/2009
Ngày cập nhật: 7/10/2009

Tỉnh miền núi Hòa Bình có gần 70% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó có tới 25,7% số diện tích đất đồi núi chưa có rừng. Nhằm bảo đảm cho người dân có thu nhập khá từ rừng, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường, Tỉnh xác định sử dụng và phát triển bền vững, có hiệu quả diện tích đất lâm nghiệp, nâng độ che phủ rừng lên 47% vào năm 2010 và ổn định đến năm 2015.

Ðể thực hiện hiệu quả mục tiêu này Hòa Bình có chủ trương gắn trồng rừng với chế biến, tiêu thụ lâm sản.

Từ những cánh rừng mang lại ấm no

Chúng tôi đến thăm ông Ðinh Công Phượng ở thôn Quyết Tiến (Phúc Tiến, Kỳ Sơn) một trong những "tỷ phú" của xã. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà mái bằng bề thế, ông Phượng cho biết: Gia đình có được cơ ngơi này cũng là nhờ trồng rừng đấy. Năm 2007, thu hoạch gần 40 ha rừng trồng keo, sau khi nộp sản lượng và làm nghĩa vụ khoán cho Công ty lâm nghiệp Hòa Bình, gia đình thu nhập khoảng 400 triệu đồng. Nhờ có vốn cộng với kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình trồng rừng khoán cho lâm trường, ông Phượng chủ động đầu tư giống, vốn để trồng toàn bộ cây keo trên diện tích rừng vừa khai thác. Ðến nay rừng keo của gia đình ông gần hai tuổi nhưng phát triển mạnh. Cây nào cũng cao 3 - 4 m. Theo ông Phượng, hiện đã có hơn 90% số hộ dân trong thôn Quyết Tiến tham gia trồng rừng, chủ yếu là trồng keo. Sau một chu kỳ (bảy năm) cho thu hoạch khoảng 35 triệu đồng/ha. Bình quân mỗi hộ trồng 5 ha, khi đó sẽ có món tiền khá. Ưu điểm của cây keo là không chỉ đợi hết một chu kỳ mới cho thu hoạch mà từ năm thứ hai trở đi, trong quá trình chăm sóc, người trồng rừng có thể chặt tỉa cành để làm củi cũng thu được hai triệu đồng/ha/năm, góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế gia đình. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Hồng cho biết, những năm gần đây thấy được hiệu quả từ kinh tế rừng, nhân dân đã tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng. Toàn xã có hơn 800 ha rừng, chủ yếu là do dân tự trồng. Kinh tế rừng đã góp phần nâng thu nhập bình quân của người dân ở xã Phúc Tiến lên gần tám triệu đồng/người/năm. Dự kiến đến hết năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo ở xã giảm còn 10%.

Bí thư Huyện ủy Cao Phong Nguyễn Văn Dũng cho biết, Huyện ủy đã ra nghị quyết chuyên đề phát triển kinh tế rừng với mục tiêu, hằng năm trồng mới từ 900 ha rừng trở lên, nâng độ che phủ rừng trên địa bàn huyện lên 65% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020; tạo việc làm mới cho 750 lao động; đồng thời tạo môi trường thuận lợi để thu hút các dự án trồng rừng, chế biến lâm sản để phát triển kinh tế rừng ổn định và bền vững. Kết quả trong năm 2009, năm đầu thực hiện nghị quyết, toàn huyện trồng được 1.014 ha rừng, vượt chỉ tiêu đề ra. Ðiều đáng ghi nhận là cũng trong năm nay đã có ba doanh nghiệp về địa phương liên kết với nông dân trồng hơn 700 ha theo hướng thâm canh, tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế rừng ở Cao Phong.

Qua tìm hiểu thực tế ở nhiều địa phương trong tỉnh Hòa Bình, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh trồng khoảng 9.000 ha rừng, nâng tổng diện tích rừng trồng lên gần 61 nghìn ha, độ che phủ rừng đạt 45,5%. Những cánh rừng không chỉ mang lại mầu xanh cho quê hương, mà còn làm cho cuộc sống của người dân ngày một no ấm hơn.

Trồng rừng gắn với cơ sở chế biến

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) Hoàng Văn Tứ cho biết: Tỉnh Hòa Bình đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển nghề trồng rừng, như: cơ chế hưởng lợi từ rừng, chính sách vay và hỗ trợ vốn để trồng rừng, chính sách khuyến lâm. Ðặc biệt là chủ trương trồng rừng phải gắn với tiêu thụ, chế biến lâm sản, từng bước tạo ra thị trường tiêu thụ lâm sản ổn định, tạo sự yên tâm và niềm tin cho người trồng rừng. Cùng với việc trồng rừng, Công ty lâm nghiệp Hòa Bình đã đầu tư 20 tỷ đồng xây dựng nhà máy ván gỗ ép thanh có công suất 300 nghìn m3 gỗ nguyên liệu/năm, chủ yếu tiêu thụ gỗ nguyên liệu cho người dân trong khu vực, nhờ đó hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả hơn, qua đó khẳng định chủ trương "gắn trồng rừng với chế biến, tiêu thụ lâm sản" của tỉnh là hướng đi đúng. Hòa Bình còn có những cơ chế, chính sách thu hút, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư mở cơ sở chế biến, tiêu thụ lâm sản tại địa phương, tiếp tục tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho người dân trong khu vực. Qua khảo sát cho thấy hiện Hòa Bình có 264 cơ sở chế biến, tiêu thụ lâm sản lớn, nhỏ và đã tiêu thụ cơ bản sản lượng gỗ hằng năm của các địa phương trong tỉnh. Trong số đó có Công ty cổ phần chế biến lâm sản Sơn Thủy, với hai loại sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là gỗ dăm làm nguyên liệu sản xuất giấy và bàn ghế ngoài trời. Bình quân một tháng công ty xuất khẩu 10 công-ten-nơ gỗ dăm và bàn ghế các loại. Với năng lực sản xuất như hiện nay, công ty tiêu thụ khoảng 25% sản lượng gỗ nguyên liệu ở Hòa Bình và lo đủ việc làm cho gần 200 công nhân với mức thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/người/tháng. Dự kiến trong một vài năm tới, công ty sẽ mở rộng mặt bằng, xây thêm nhà xưởng và tăng năng lực sản xuất lên gấp hai, ba lần so với hiện nay. Bên cạnh đó những cơ sơ sản xuất bột giấy và giấy ở các huyện Ðà Bắc, Mai Châu, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình cũng góp phần tích cực vào việc tiêu thụ luồng, gỗ nguyên liệu trên địa bàn, tập trung ở những vùng sâu vùng xa và vùng lòng hồ sông Ðà. Thậm chí vào những lúc sản xuất cao điểm nhiều đơn vị còn "khát" nguyên liệu, phải bổ sung từ các tỉnh bạn trong khu vực.

Ðược biết, tỉnh Hòa Bình đang cùng Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam chuẩn bị cho Dự án xây dựng Nhà máy ván ép MDF tại huyện Cao Phong, công suất ban đầu 100 nghìn m3 sản phẩm/năm gắn với vùng nguyên liệu ổn định, tạo đà cho kinh tế rừng tiếp tục phát triển trong tương lai.

Ðể kinh tế rừng phát triển bền vững

Theo Sở NN - PTNT, thời gian qua, việc khai thác, bảo vệ rừng trên địa bàn tuy có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn gần 200 vụ phá rừng, khai thác rừng trái phép làm thiệt hại gần chục ha rừng và hơn 450 m3 gỗ các loại. Ðể nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng cần quan tâm cải thiện đời sống của người dân sống ở khu vực rừng đặc dụng, phòng hộ. Phải xác định quần chúng là lực lượng bảo vệ rừng tích cực, có hiệu quả nhất, từ đó có chế độ hợp lý khuyến khích người dân tham gia bảo vệ rừng. Với mức trả công chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ 100 nghìn đồng/ha/năm như hiện nay là quá thấp, chưa tạo được động lực để huy động toàn dân tham gia bảo vệ rừng. Mặt khác người dân cũng cần thay đổi tập quán thả rông trâu, bò bằng việc chăn dắt và nuôi nhốt. Làm được điều này không chỉ nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi mà hạn chế đáng kể tình trạng trâu, bò phá rừng, nhất là đối với rừng trồng.

Hòa Bình cũng cần quan tâm việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để thâm canh rừng và chú ý trồng cây bản địa, cây dược liệu, nhằm đa dạng các loại cây trồng và tạo sự ổn định bền vững cho rừng. Ðiều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Hòa Bình phù hợp các loại cây lấy gỗ nhóm I, II và một số loài dược liệu quý hiếm (cây xạ đen, giảo cổ lam) cần được quan tâm phát triển trong tương lai. Theo hướng này, huyện Cao Phong vừa ban hành cơ chế hỗ trợ giống để khuyến khích nhân dân trồng cây bản địa. Hằng năm huyện sẽ dành khoảng 100 triệu đồng để nhân, ươm giống các loài cây bản địa giao cho các cơ sở trong huyện. Mô hình này sẽ được nhân ra các huyện trong thời gian tới.

Công tác quản lý, giao đất rừng ở Hòa Bình cũng còn những bất cập gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình trồng, khai thác và bảo vệ rừng. Ðó là tình trạng giao đất rừng chồng chéo giữa người dân với các nông, lâm trường trước đây. Riêng Công ty lâm nghiệp Hòa Bình có tới 4.000 ha đất rừng bị "chồng lấn". Tình trạng này cần được giải quyết dứt điểm để các bên có liên quan yên tâm trồng rừng, góp phần làm cho kinh tế rừng đồi ở Hòa Bình tiếp tục phát triển ổn định và bền vững.

ĐĂNG NGỌC OANH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang