• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông dân mắc tóc

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 06/10/2009
Ngày cập nhật: 7/10/2009

Cùng nông dân ra đồng thôi chưa đủ, đã đến lúc phải tính đến chuyện cùng nông dân làm giàu. Song, với thực tế ngổn ngang như hiện tại, chương trình nhiều tham vọng của ông Huỳnh Văn Thòn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang sẽ còn phải cùng nông dân dầu dãi, lao nhọc nhiều và nhiều hơn nữa vì còn quá nhiều khác biệt giữa những người làm ra hột lúa và kẻ đi bán nó.

* “... Kệ mấy ông!”

Sơ kết sản xuất lúa 2009 khu vực phía Nam tổ chức tại Đồng Tháp (hôm 25-9), ông Phạm Văn Dư, Cục phó Cục Trồng trọt cho hay, tại Đồng bằng sông Cửu Long tổng lượng lúa hàng hóa cần phải tiêu thụ từ tháng nay đến cuối năm khoảng 2,4 triệu tấn. Trong đó, lúa Hè thu còn tồn đọng ước trên 1 triệu tấn, lúa Thu đông sẽ thu hoạch ước khoảng 900.000 tấn, lúa mùa sản lượng ước khoảng 500.000 tấn.

Tỉnh An Giang là địa phương thành công nhất vùng với chương trình sản xuất lúa chất lượng cao, vậy mà tới thời điểm này, lượng lúa còn tồn đọng trong dân khoảng 250.000 tấn (chiếm khoảng 14% tổng sản lượng). Đó là chưa kể sản lượng lúa vụ Thu đông chưa thu hoạch.

Trong khi đó, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), cho rằng: Chính phủ giao trách nhiệm thu mua 5 triệu tấn, đến thời điểm này, các doanh nghiệp đã mua vào sản lượng hàng hóa hơn 5,6 triệu tấn (quy gạo). Theo chỉ tiêu đó, VFA đã phải thu mua 3 triệu tấn của vụ Đông xuân và 2 triệu tấn lúa vụ Hè thu... nhưng các địa phương cứ mãi kêu tồn đọng. Ngay trong việc tính toán giá thành cũng phải tính trên cơ sở bình quân giữa các địa phương để các doanh nghiệp còn định giá mua lúa cho nông dân. Ông Phong khẳng định rằng, giống lúa IR 50404 và ngay cả giống Jasmine nếu trồng trong vụ Hè thu thì VFA dứt khoát không mua. “Truyền hình cứ quay lên hoài là bán lúa không được. Bán không được thì kệ mấy ông chứ!”, ông Phong nói thẳng thừng như vậy.

Nhìn lại thực tế, ông Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang, cho biết: Lượng gạo các doanh nghiệp đang lưu kho khoảng 186.000 tấn, cộng thêm sản lượng lúa Thu đông ước hơn 18.000 tấn (quy gạo) thì tổng lượng gạo tồn trên địa bàn tỉnh An Giang hiện tại có trên 367.000 tấn. Vụ Hè thu năm ngoái, trong tổng lượng lúa tồn đọng ở An Giang có 80% là lúa chất lượng cao. Giá thành sản xuất lúa từng vụ ở An Giang được tính toán khá chính xác thông qua sự phối hợp giữa Sở NN&PTNT và Sở Tài chính mà không phải là một kết quả phỏng đoán. Tích hợp diễn biến mấy năm qua, ông An nói rằng, thị trường lúa gạo đang bị thả nổi kể cả lúa chất lượng cao.

Như vậy, nông dân đã bị bỏ mặc ngay cả khi đầu tư sản xuất các loại giống lúa chất lượng cao theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp địa phương.

* Cách hiểu khác nhau

Các nhà khoa học luôn mày mò nghiên cứu chọn tạo ra các loại giống phẩm chất gạo cao mà theo họ phải căn cứ trên hàm lượng amilose, protein, mùi thơm... Còn với vai trò điều hành xuất khẩu gạo nhiều năm qua, Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong, khuyến cáo: Xu thế thế giới đang chuyển dần sang tiêu thụ gạo chất lượng cao. Malaysia trước đây ăn gạo 20% tấm nhưng nay chuyển sang mua gạo 5 - 15%; Philippines trước đây chỉ ăn gạo 25% thì nay mua thêm cả gạo 20% tấm, ngay cả châu Phi bây giờ cũng từ chối ăn gạo 25% tấm... Nhưng để chế biến ra gạo chất lượng cao (5%, 10% hay 15% tấm) cần những giống lúa nguyên liệu nào thì chỉ có nhà chế biến xuất khẩu mới biết. Lý giải cho việc giống lúa IR 50404 trong vụ Đông xuân 2009, bán chạy, có giá... ông Phong thừa nhận, đó là nguyên liệu dùng để pha trộn, chế biến gạo. Như vậy trong thành phần gạo mà các nhà xuất khẩu cho là cao cấp (10 - 15% tấm) có sự góp mặt của giống lúa phẩm cấp thấp này. Thực tế đó phải chăng đã trực tiếp phủ nhận nhau giữa nhà điều hành, tổ chức sản xuất và doanh nghiệp thu mua xuất khẩu. Trong khi cán bộ điều hành sản xuất các địa phương ra sức khuyến cáo, thậm chí làm áp lực để giảm diện tích gieo sạ lúa 50404 thì đầu ra lại tạo thêm sức hấp dẫn cho giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, dễ canh tác... này.

Các nhà tổ chức sản xuất hiểu và theo đuổi việc duy trì sản xuất theo hướng này nhắm tới mục tiêu các loại giống chất lượng cao chiếm 70% trong cơ cấu từng vụ gieo cấy. Trong khi đó, ngành xuất khẩu thì hiểu khác. Cứ tỷ lệ tấm sau chế biến là 5% là chất lượng tốt bất luận gạo đó có hàm lượng amilose là bao nhiêu, hạt dài hay hạt ngắn... Ngược lại, cứ tỷ lệ hạt gãy 15 - 25% là chất lượng kém! Ngay cả lúa IR 50404 ở vụ Đông xuân cũng không được coi là kém chất lượng, bởi nó có thể dùng làm nguyên liệu chế biến gạo 5% tấm. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ đánh giá chất lượng gạo theo khái niệm cơ học.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng nói: Giống lúa chất lượng cao phải được hiểu theo khái niệm nông học: hạt dài, không bạc bụng, cơm mềm... lúa thơm phải là giống cao sản - như giống jasmine. Theo Thứ trưởng, giá thành sản xuất lúa là cơ sở để đánh giá hiệu quả sản xuất, bảo hiểm giá cho nông dân. Do vậy, việc tính toán giảm giá thành để nông dân có lợi chứ không phải để doanh nghiệp giảm giá mua. Giá mua lúa phải tuân theo giá thị trường toàn cầu, bỏ qua các thực tế bóp méo thị trường để làm giảm giá. Chính phủ đã có chủ trương mở cửa xuất khẩu gạo mà không đặt ra chỉ tiêu kế hoạch chính là cơ chế phù hợp có lợi cho nông dân.

Nếu các cách hiểu đều trùng khớp nhau như vậy mới hy vọng ý tưởng cùng làm giàu với nông dân của ông Huỳnh Văn Thòn mới có thể thành hiện thực.

KIM NGÂN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang