• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hà Nội: Để cây nhài “đứng vững” trên đất Đông Xuân

Nguồn tin: Hà Nội Mới, 06/10/2009
Ngày cập nhật: 7/10/2009

Có thời điểm giá một ki-lô-gam hoa nhài tươi ở xã Đông Xuân (huyện Sóc Sơn - Hà Nội) lên tới 30.000 đồng, nhưng cũng có lúc giá giảm chỉ còn 3.000 - 5.000 đồng/kg. Chính sự lên, xuống bấp bênh của giá hoa đã khiến nhiều hộ phá bỏ cây nhài trồng các loại rau màu khác. Để cây nhài "đứng vững" trên đất Đông Xuân và trên địa bàn huyện Sóc Sơn cần có sự liên kết của "3 nhà".

Loại cây dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao

Đó là khẳng định của ông Ngô Bích Sen, thôn Thanh Thủy - người đầu tiên đưa cây nhài về trồng trên đất Đông Xuân (từ năm 1996) và là hộ có diện tích trồng nhài cao nhất xã từ trước đến nay (hơn 2 mẫu). Ông Sen cho biết, sau khi tìm hiểu thị trường thấy hoa nhài là nguồn nguyên liệu đang được nhiều doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn cần (huyện Sóc Sơn có khoảng 10 doanh nghiệp chế biến chè) ông đã mạnh dạn liên kết với một doanh nghiệp sản xuất chè trên địa bàn đưa cây nhài vào trồng trên đất Đông Xuân.

Chịu khó học hỏi kinh nghiệm chăm sóc cây nhài, chỉ sau một năm, hơn 2 mẫu đất đấu thầu của gia đình ông được phủ kín cây nhài. Nhài dễ trồng, chi phí đầu tư thấp, sâu bệnh ít so với các loại rau màu khác mà cho giá trị kinh tế cao. Chỉ gần một năm sau khi trồng, cây nhài bắt đầu cho thu hoạch hoa và phải 10 năm sau mới phải trồng lại. Kỹ thuật trồng nhài rất đơn giản. Thời gian thu hoạch 1 năm của cây nhài tính từ tháng 4 đến hết tháng 10 (dương lịch). Năng suất bình quân 1 sào dao động trong khoảng 4,5 đến 6 tạ hoa/năm. Giá trị bình quân 1 sào nhài năm nay đạt trên 8 triệu đồng. Hoa nhài một thời được coi là cây "xóa đói, giảm nghèo" ở xã Đông Xuân và nhiều xã khác của huyện Sóc Sơn. Nhiều hộ gia đình thuộc diện nghèo, nhờ cây nhài đã vươn lên thoát nghèo.

Bấp bênh diện tích trồng cây nhài

Do cây nhài cho giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với các loại cây trồng khác, lại dễ trồng, nên chỉ sau 2 năm "có mặt" trên đất Đông Xuân, đông đảo bà con trong xã đã chọn cây nhài thay cho cây sắn, cây thuốc lá trước đây. Chính từ việc ồ ạt trồng nhài của người dân, không có sự định hướng đã dẫn đến việc hoa được mùa, mất giá, dân nhổ nhài trồng các loại cây khác.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông Xuân Trần Ngọc Liên cho biết, thời điểm "hoàng kim" của cây nhài (2000 - 2001), cả xã Đông Xuân có tới xấp xỉ 1.300 hộ ở 12/14 thôn trồng nhài với diện tích gần 80ha/358ha đất canh tác, trong đó một số thôn như thôn Thanh Thủy, thôn Bến có gần 100% số hộ trồng nhài, hộ trồng ít nhất cũng phải 1 sào. Thế nhưng đến thời điểm này, diện tích nhài toàn xã chỉ còn xấp xỉ 40ha.

Ông Ngô Văn Duy, thôn Đông bộc bạch: "Năm nay hoa nhài được giá, bình quân 20.000đồng/kg, bà con phấn khởi lắm, nhưng chẳng biết sang năm tới thế nào, giá hoa có ổn định không hay lại phải đổ hoa đi như những năm trước. Hiện nay, diện tích nhài thu hẹp chỉ còn một nửa so với trước đây, nếu không có giải pháp nhằm ổn định giá hoa thì không biết nay mai cây nhài có "đứng vững" được trên đất Đông Xuân không?". Anh Đào Xuân Bích, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Bến cho biết, những năm trước, gia đình anh cũng hăm hở lắm, song do một thời gian hoa nhài rớt giá chỉ còn 3.000 đồng/kg nên đã nhổ bỏ một phần diện tích chỉ còn 3 sào. Đến nay, 270 hộ dân đang trồng nhài ở thôn Bến vẫn canh cánh nỗi lo hoa rớt giá, không yên tâm khi trồng loại cây này".

Cần có sự liên kết "3 nhà"

Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích nhài ở Đông Xuân bị thu hẹp là do ở đây chưa có sự liên kết giữa "3 nhà" (Nhà nước - doanh nghiệp - nhà sản xuất). Từ đó dẫn đến việc không bảo đảm được đầu ra cho sản phẩm, giá cả bấp bênh. Nguyên nhân thứ yếu phải kể đến là do tâm lý của người dân ở đâu được giá là bán, nhiều doanh nghiệp cũng muốn ký kết với dân để thu mua hoa nhài ổn định nhưng chưa được chấp thuận.

Trao đổi với Chủ tịch UBND xã Đông Xuân về vấn đề này được biết, từ khi cây nhài xuất hiện trên đất Đông Xuân, diện tích trồng nhài được mở rộng hay thu hẹp đều do thị trường điều tiết. Chính quyền xã với vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và người dân chưa một lần được thể hiện nên đã để xảy ra tình trạng đáng tiếc trên. "3 nhà" vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Qua tìm hiểu được biết, để bảo vệ quyền lợi của mình, những người tâm huyết với cây nhài ở 10 xã trong huyện (trong đó có xã Đông Xuân) đã đề xuất với huyện thành lập Hiệp hội hoa nhài. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thành lập được.

Để cây nhài "đứng vững" trên đất Đông Xuân và giúp người dân thực sự yên tâm sản xuất, trước mắt các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở cần bắt tay ngay vào việc nghiên cứu xem thị trường hiện cần bao nhiêu nguyên liệu hoa nhài là đủ, trên cơ sở để định hướng cho nông dân, đồng thời quy hoạch thành vùng trồng nhài bền vững trên địa bàn. Việc cần làm nhất bây giờ là xây dựng mối liên kết giữa "3 nhà" nhằm giữ ổn định giá đầu ra cho hoa nhài.

Đỗ Hà

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang